Cán bộ Trung tâm CSSKSS tỉnh tư vấn cho bà mẹ về lợi ích từ nuôi con bằng sữa mẹ. ảnh: P.V

Cán bộ Trung tâm CSSKSS tỉnh tư vấn cho bà mẹ về lợi ích từ nuôi con bằng sữa mẹ. ảnh: P.V

(HBĐT) - Sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bú mẹ ít mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh khác so với trẻ không được bú mẹ. Dưới đây là những kiến thức cần thiết giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn những lợi ích từ nuôi con bằng sữa mẹ.

 

Sữa mẹ có nhiều lợi ích đối với trẻ, đó là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu. Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ. Kích thích sự phát triển của não. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Dễ tiêu hóa, sử dụng hiệu quả. Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu. Đảm bảo dinh dưỡng nhất là trong trường hợp khẩn cấp như bão lụt, chiến tranh. Sữa mẹ sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh đó nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại các lợi ích đối với bà mẹ như: cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau và tránh mất máu cho mẹ. Trẻ bú mẹ kích thích co hồi tử cung tốt. Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường tuyến sữa, giúp phòng cương tức sữa cho mẹ. Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao, tiết kiệm chi phí, giúp tăng cường tình cảm mẹ con. Tốt cho sức khỏe của mẹ như giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung. Chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại. Ngoài ra cho trẻ bú sữa mẹ còn mang lại các lợi ích xã hội như giảm nguy cơ bệnh tật và các chi phí y tế.  

Các bà mẹ cần bắt đầu cho trẻ bú ngay trong 1 giờ đầu sau khi sinh để giúp trẻ được cung  cấp chất dinh dưỡng cần nhất khi mới ra đời, giúp co hồi tử cung, tránh mất máu mẹ và giúp  mẹ bài tiết sữa sớm. Không nên cho trẻ ăn những thức ăn hay đồ uống khác, đặc biệt là sữa ngoài (sữa bột) và không cho trẻ bú bình trong khi sữa chưa về. Nếu trẻ ăn các thức ăn hay đồ uống khác thay thế sữa mẹ sẽ  làm mẹ giảm tiết sữa và làm cho bà mẹ không đủ sữa nuôi con, có thể trẻ cũng chọn sữa công thức  mà không chịu bú mẹ. Vì vậy, trong 6 tháng đầu, trẻ chỉ cần bú mẹ, không cần ăn bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác và tiếp tục  cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng. Trẻ cần được bú theo nhu cầu, thường xuyên như trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. Số lần bú khoảng 8-  12 lần trong 24 giờ phụ thuộc vào kích cỡ dạ dày của trẻ. Trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết nhiều sữa. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm  bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối giàu dinh dưỡng.  

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian  nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu chế độ ăn của bà mẹ quá nghèo nàn, không đủ chất dinh  dưỡng, bổ sung thêm, bà mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo  sữa, bà mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bà mẹ cần được ăn, uống nhiều hơn bình thường, không  kiêng khem quá mức. Nên hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị, không uống rượu, cà phê và hút  thuốc lá. Bà mẹ ăn uống đầy đủ, đủ chất sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú. Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu, đỗ, lạc,  vừng, rau xanh và quả chín. Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường. Uống nhiều nước (1,5 - 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa.  Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi). Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau 6 tháng tránh thai tự nhiên, người phụ nữ có thể sử dụng một biện pháp tránh thai nhưng không  nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen  vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.

 

                                                                       Đ.P (TH)

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục