(HBĐT) - Với mức đóng không quá cao nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo phải chi phí lớn, người tham gia BHYT sẽ được khám, chữa bệnh (KCB) chu đáo, không phân biệt giàu, nghèo. Tuy nhiên, lộ trình BHYT toàn dân ở huyện Yên Thủy gặp không ít khó khăn.


Theo thống kê của BHXH huyện Yên Thủy, hiện số người tham gia BHYT chiếm 84% dân số trên địa bàn, tăng 2% so với tháng 12/2016, giảm 12% số người tham gia so với kế hoạch UBND tỉnh giao. Số liệu tổng hợp cho thấy, đa phần người tham gia BHYT thuộc diện đối tượng chính sách; cán bộ hưu trí; công chức, viên chức; người lao động tại các doanh nghiệp; HS-SV; người nghèo, cận nghèo; trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng các hộ gia đình, lao động làm nghề tự do, buôn bán nhỏ, làm nghề nông… tham gia BHYT tự nguyện không nhiều, trong khi đây là đối tượng chiếm số đông ở cộng đồng và cần được vận động tham gia.


Cán bộ BHXH huyện Yên Thủy tuyên truyền pháp luật về BHYT tới người dân xóm Ninh Hòa, xã Yên Trị (Yên Thủy).

Trong chuyến công tác về huyện Yên Thủy vào tháng 7 vừa qua, chúng tôi có dịp ghé thăm các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Biết chúng tôi cần tìm hiểu về tình hình triển khai, thực hiện BHYT toàn dân nên bệnh nhân đầu tiên mà nhân viên Trung tâm Y tế đưa chúng tôi đến gặp là người không có thẻ BHYT- bệnh nhân Bùi Văn Luyện, 28 tuổi là lao động tự do. Bị tai nạn (gãy chân), anh Luyện điều trị 10 ngày tại Trung tâm Y tế huyện, tính sơ sơ đã chi phí hơn 9 triệu đồng tiền thủ thuật, thuốc, giường nằm… Theo cán bộ Trung tâm Y tế, đến khi ra viện, bệnh nhân sẽ phải thanh toán viện phí khoảng 12 triệu đồng. Nhìn vào số tiền viện phí trên, bệnh nhân Luyện giãi bày: Đó là số tiền không nhỏ đối với bản thân và gia đình. Trước nay vì mải lo việc làm ăn, hơn nữa sức trẻ chưa khi nào bị đau ốm nên tôi không nghĩ tới tấm thẻ BHYT.

Cạnh đó, bệnh nhân Bùi Văn Quyết, 55 tuổi cũng "sót ruột” với khoản tiền viện phí phải thanh toán khi ra viện. Không thuộc hộ nghèo nhưng gia cảnh cũng chỉ ở mức thường thường bậc trung, sức khỏe không đến nỗi "tệ” nên ông Quyết không nghĩ đến chuyện mua bảo hiểm để …phòng thân. Không may trong lúc đi làm đồng, ông bị trâu húc trọng thương. Nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện 10 ngày, chi phí điều trị hết 7,3 triệu đồng (theo tính toán của cán bộ Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy, nếu có thẻ BHYT, bệnh nhân Quyết chỉ phải thanh toán 1,4 triệu đồng).

Tiếp chuyện chúng tôi, Phó Giám đốc BHXH huyện Yên Thủy tỏ bày: Thực tế, chính sách BHYT là lý tưởng với mọi bệnh nhân, tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức thu hút đối với người dân. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này là: Các thủ tục KCB còn nhiều vướng mắc khiến người dân chưa mấy mặn mà với BHYT. Chất lượng KCB ở một số cơ sở y tế, nhất là cơ sở KCB ban đầu chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tạo được lòng tin trong nhân dân dẫn đến tình trạng vượt tuyến, khiến chi phí thanh toán đa tuyến tăng cao. Hơn thế, mức đóng BHYT hiện nay cao so với nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng không thuộc diện nghèo để được cấp thẻ BHYT. Vì vậy, đa phần người tham gia BHYT tự nguyện đều là những người có bệnh, nhất là bệnh mãn tính.

Việc thực hiện chỉ tiêu BHYT toàn dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Trên cơ sở kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2017, Ban giám đốc BHXH huyện đã dự đoán khả năng thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ người tham gia BHYT toàn dân năm 2017 đạt 90% dân số trở lên (nghĩa là tăng thêm 8% so với năm 2016). Để đạt được chỉ tiêu này cần sự vào cuộc hết sức tích cực của cả hệ thống chính trị. BHXH huyện đã đề nghị BCĐ thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT huyện giao chỉ tiêu vận động nhân dân tham gia BHYT cho từng thành viên. UBND huyện giao chỉ tiêu vận động người dân tham gia BHYT cho các xã, thị trấn cụ thể về tỷ lệ. Phòng GD&ĐT huyện giao chỉ tiêu vận động học sinh tham gia BHYT cho các trường thuộc các xã vùng I. Trung tâm Y tế huyện không ngừng nâng cao chất lượng KCB, tăng cường giáo dục y đức cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên y tế… BHXH huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền Luật BHYT về quyền lợi của người tham gia BHYT. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng quỹ KCB, chống lạm dụng quỹ BHYT… tất cả để đảm bảo đưa chính sách BHYT đến được với mọi người dân.

 

                  Thúy Hằng

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục