(HBĐT) - Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Vì thế những năm qua, các cấp, các ngành huyện Lạc Thủy đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, tỷ lệ người dân tham gia BHYT của huyện Lạc Thủy mới đạt 84%, thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh. 16% dân số của huyện chưa tham gia BHYT, tương đương với 10.000 người.


Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người dân tham gia BHYT thấp là do các doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa tham gia và tham gia chưa đầy đủ việc đóng bảo hiểm cho người lao động. Việc cắt giảm đối tượng không thuộc diện người dân tộc thiểu số từ khu vực 3 lên khu vực 2 theo Quyết định số 582 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng tham gia BHYT còn hạn chế. Đặc biệt là việc tham gia BHYT theo hộ gia đình của các hộ có mức sống trung bình còn gặp khó khăn do số tiền đóng cùng một thời điểm khá cao. Khi không tham gia BHYT, nếu chẳng may xảy ra tai nạn, ốm đau, bệnh tật thì gánh nặng về tài chính đè lên vai người bệnh và gia đình bệnh nhân là rất lớn.

Trường hợp của em Vũ Anh Quang, ở thôn Đại Đồng, xã Đồng Tâm là một ví dụ. Em bị tai nạn giao thông cách đây 1 năm, gánh nặng về tài chính trong suốt thời gian điều trị tại bệnh viện rất lớn đối với gia đình, bởi thời gian đó, Quang chưa tham gia BHYT, gia đình từ diện trung bình nay trở thành hộ nghèo. Bà Phạm Thị Thu, mẹ Quang cho biết: Trong 18 ngày Quang nằm điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, mọi chi phí từ nhỏ nhất là kim tiêm, đến những cái lớn như truyền máu cho cháu mỗi ngày phải mất nhiều tiền, bên cạnh đó là chi phí điều trị, phục hồi chức năng cũng rất tốn kém. Trong 18 ngày đó, gia đình đã phải chi trả 200 triệu đồng tiền điều trị cho cháu.

Trái ngược với những người không tham gia BHYT thì với nhiều người nghèo, BHYT là chiếc "phao cứu sinh” cho những con người không may mắn. Ví như ông Quách Thanh Hàm ở thôn Vỏ, xã Liên Hòa bị ngã khi chơi bóng chuyền dẫn đến chấn thương sọ não. Phải mổ và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, đến nay sức khỏe của ông Hàm đã tốt, trí nhớ hồi phục được 90%. Tuy nhiên, chi phí gia đình bỏ ra điều trị toàn bộ chỉ hết 11 triệu. Với ca bệnh thế này đối với những người không có BHYT số tiền sẽ phải chi trả lên tới trên 60 triệu đồng.

Theo thống kê, tính đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 16 cơ sở khám, chữa bệnh gồm: Trung tâm Y tế huyện và 15 trạm y tế xã, thị trấn. Để tạo điều kiện tốt nhất cho người có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh thuận tiện, nhanh chóng, cơ quan BHXH huyện phối hợp với Trung tâm Y tế huyện thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính và quy trình tiếp đón người bệnh đảm bảo thuận lợi, không để bệnh nhân phải chờ lâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc từ phía người bệnh, đảm bảo cho họ được hưởng đầy đủ quyền lợi ngay tại cơ sở khám, chữa bệnh.

Đồng chí Bùi Văn Tá, Trưởng phòng Y tế huyện Lạc Thủy cho biết: Quỹ BHYT là quỹ chung của người tham gia BHYT, về nguyên tắc càng nhiều người tham gia thì quỹ càng lớn mạnh, sự chia sẻ cộng đồng càng cao. Để đảm bảo an sinh xã hội cũng như quyền lợi của người tham gia BHYT, thời gian tới, ngành Y tế huyện Lạc Thủy sẽ tập trung phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH, BHXH huyện, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHYT, lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Xây dựng quy trình, rà soát đúng đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, các hộ chưa tham gia BHYT để có kế hoạch giúp đỡ mua bảo hiểm, trong đó chú trọng đặc biệt đến công tác tuyên truyền, vận động ngay từ cơ sở để người dân thay đổi tư duy, nhận thức, bên cạnh đó là việc tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ngay từ tuyến cơ sở, tạo niềm tin trong nhân dân. Đó là cách tốt nhất để tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT một cách tự nguyện.


Hà Chung

(Đài Lạc Thủy)

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục