(HBĐT) - Qua giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng về dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh cho thấy 28/31 ổ dịch từ năm 2017 có tỷ lệ muỗi, lăng quăng, bọ gậy vượt mức, có nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết.

Từ tháng 7 - 9/2018, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ chức giám sát 31 ổ dịch sốt xuất huyết tại 5 huyện, thành phố. Qua giám sát 30 nhà ở, mỗi ổ dịch muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ống tuýp; soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào ban ngày, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes và chỉ số BI có lăng quăng, bọ gậy, phát hiện 28/31 ổ dịch có nguy cơ cao đối với bệnh sốt xuất huyết. Điển hình chỉ số mật độ muỗi ở xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) là 3,53 con; xóm Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) là 3,03 con; xóm Sum, xã Liên Sơn (Lương Sơn) là 2,27 con; xóm Giếng êm 1, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) là 1,53 con; xóm Sào, Hạ Bì (Kim Bôi) là 2,13 con, xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) là 2,9 con… Trong khi đó, chỉ số mật độ muỗi chỉ bằng hoặc dưới 0,5 đã có nguy cơ cao với bệnh sốt xuất huyết.

Chỉ số BI là chỉ số tính trên diện tích lăng quăng, bọ gậy phát hiện. Điển hình như khu Đoàn Kết, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) chỉ số là 166,7; xóm Rậm, xã Thống Nhất (TP Hoà Bình) là 100. Tại huyện Lương Sơn, xóm Sum, xã Liên Sơn chỉ số 80; xóm Thạch Tài, xã Cao Dương là 46,7; Xóm Giếng êm 2, xã Nhuận Trạch là 46,7. Tại huyện Kim Bôi, xóm Bình Tân, xã Nam Thượng có chỉ số 66,7; xóm Má, xã Cuối Hạ là 80, xóm Mớ Hoắc, Hạ Bì là 43,3... Trong khi đó chỉ số bằng và trên 20 là chỉ số cao có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao.

Qua đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, nguyên nhân các ổ dịch cũ còn nguy cơ cao sốt xuất huyết là do bà con sử dụng dụng cụ chứa nước có phát hiện bọ gậy, lăng quăng Aedes rất đa dạng như: xô, chậu, bát, máng nước gia cầm, chai, lọ, chum, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa, gốc tre, gốc chuối... Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển. Một số địa phương bị sạt lở do mưa lũ nên cán bộ y tế khó khăn trong công tác truyền thông. Nhiều đối tượng đi làm ăn xa nên nguy cơ mang bệnh từ nơi khác về cao. Thiếu các phương tiện truyền thông như pa nô, áp phích không có, đĩa truyền thông hỏng... Hiện tại không có hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trong kho của một số đơn vị.

Bà Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Để khống chế ổ dịch có nguy cơ cao, đồng thời không để lây lan sang vùng lân cận, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã tham mưu xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện, thành phố. Qua đó chỉ đạo các Trạm Y tế tham mưu kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn. Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, bao gồm đội chống dịch cơ động: cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đủ hóa chất, máy móc, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại tuyến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn. Dự trữ tối thiểu các trang thiết bị phòng, chống dịch sốt xuất huyết theo quy định tại Quyết định số 3711/2014/QĐ-BYT của Bộ Y tế (máy phun, bộ dụng cụ giám sát côn trùng, trang phục phòng hộ cá nhân dùng cho người đi phun...). Chỉ đạo trạm y tế tuyên truyền nâng cao nhận thức về sốt xuất huyết và huy động sự tham gia của cộng đồng phát hiện, loại bỏ ổ lăng quăng, bọ gậy bằng cách: loại bỏ các vật dụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt lăng quăng, bọ gậy đến từng hộ gia đình với 2 tuần/lần vào những tháng cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11). Tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, mạng lưới y tế, cộng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh sốt xuất huyết, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ. Thường xuyên tổ chức điều tra xác định ổ lăng quăng, bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp xử lý thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy. Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại 28 ổ dịch cũ. Tổng hợp kết quả và báo cáo cho tuyến tỉnh theo quy định.

Việt Lâm


Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục