(HBĐT) - Ngày 17/9, đoàn kiểm tra của Tổng cục Dân số- KHHGĐ do đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Phó vụ trưởng Cục Pháp chế- thanh tra, Tổng cục Dân số làm trưởng đoàn làm việc với đại diện thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số tỉnh. Nội dung làm việc kiểm tra thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025.

Đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Phó vụ trưởng Cục pháp chế- thanh tra, Tổng cục Dân số làm trưởng đoàn phát biểu tại buổi làm việc.

Sau khi Quyết định 468/QĐ-TTg được triển khai, Ban chỉ đạo công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 434/KH-BCĐ về kế hoạch công tác truyền thông dân số-KHHGĐ. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 69/KH/UBND về thực hiện đề án mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025. Từ 2016 đến nay, ngành y tế đã tổ chức 20 lớp tập huấn với 800 học viên tuyến cơ sở nhằm cung cấp thông tin, kỹ năng tuyên truyền, vận động về giới và giới tính khi sinh, các nội dung về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chỉ đạo thực hiện 4 phóng sự, 2 toạ đàm trên đài PTTH tỉnh vào ngày Dân số thế giới 11/7, chiến dịch truyền thông can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới khi sinh và ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, tháng Hành động quốc gia về Dân số. Triển khai các buổi diễu hành cổ động, sản xuất và phân phối các sản phẩm truyền thông cho cấp huyện, xã, phường, thị trấn… Các huyện, thành phố tổ chức mít tinh, toạ đàm, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân, tập thể điển hình, tổ chức các đợt truyền thông lưu động nhân ngày Dân số thế giới, chiến dịch truyền thông can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh… 100% các xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách Dân số- KHHGĐ phối hợp với cán bộ văn hoá xã tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát thanh trên hệ thống loa đài, băng zôn, khẩu hiệu, truyền thông nhóm…

Kết quả thực hiện năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh là 115,3 bé nam/100 bé gái giảm 0,5 điểm % so với năm trước. Năm 2017, tỷ số giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái, giảm 0,2 điểm % so với năm 2016. Dự kiến đến năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 115, đạt yêu cầu đề án đề ra.

Tại buổi làm việc, đoàn kiểm tra ghi nhận những khó khăn trong quá trình thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn  như: Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa thấy rõ được hệ luỵ cũng như tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm liên quan tới việc lựa chọn giới tính thai nhi rất khó thực hiện. Quan niệm nhận thức trong nhân dân có con trai nối dõi tông đường vẫn đang là rào cản, ảnh hưởng lớn đến việc cân bằng giới tính hiện nay. Chưa có chính sách khuyến khích cụ thể cho gia đình sinh con một bề là gái, vay vốn tín dụng chính sách xã hội học tập và lập nghiệp… Đồng thời góp ý‎ với Ban chỉ đạo về công tác truyền thông có thể sử dụng mạng xã hội để vận động tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Vận dụng cơ chế chính sách, tập quán địa phương để thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hiệu quả.

                                                                                         Việt Lâm


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục