(HBĐT) -Hồi 16h ngày 25/9, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Nỏi, 57 tuổi ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) bị ong Khoái đốt 16 nốt. Trong đó, chủ yếu các vết đốt ở vùng tay, chân, một vài nốt ở vùng đầu. Bệnh nhân được chuyển lên từ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc. Khi nhập viện, ông Nỏi trong tình trạng đau nhức tại vết đốt, nhịp tim nhanh, hơi choáng.


Bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám cho bệnh bệnh nhân Bùi Văn Nỏi bị ong Khoái đốt.

Người nhà bệnh nhân cho biết: Khi đi làm nương, ông Nỏi thấy tổ ong và đốt lửa hun để lấy tổ và đã bị đàn ong tấn công. Ông đã bỏ chạy, vấp xước chảy máu chân.

Chỉ tính từ ngày 20 - 25/9, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã tiếp nhận 4 trường hợp bị ong đốt. Số trường hợp bị ong đốt tập trung nhiều vào mùa ong sinh sản, người dân đi lấy tổ ong, nhộng ong. Trong đó, 3 trường hợp bị ong Khoái đốt, 1 trường hợp bị ong Vàng đốt.

Bác sĩ Chu xuân Khánh, khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: Trong ngày 20/9, khoa đã tiếp nhận cùng một lúc 2 trường hợp ở xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) bị ong Khoái đốt khi đi lấy tổ ong. Trong đó, 1 người bị đốt 20 nốt, người kia bị đốt 60 nốt. Bệnh nhân được chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đối với trường hợp bị đốt 60 nốt nhập viện trong tình trạng đau nhiều tại các nốt đốt, nổi mẩn ngứa toàn thân, tức ngực, khó thở, đau bụng, huyết áp tụt. Bác sĩ đã điều trị sốc phản vệ cho bệnh nhân: tiêm Adrenalin, dùng thuốc kháng Histamin, Corticoid, truyền dịch, thở oxy... Trường hợp bị phản vệ do ong đốt nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng. Các trường hợp khác không bị phản vệ nhưng nếu không được điều trị có thể tiêu cơ vân dẫn đến suy thận cấp. Khoa đã từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân dù số lượng nốt đốt không nhiều nhưng cũng có tình trạng phản vệ.

Sau khi bị ong đốt, tùy từng loại ong và cơ địa của từng người mà dẫn đến tình trạng di ứng khác nhau. Nhẹ thì bệnh nhân đau, ngứa trên da vùng vị đốt và vài ngày sẽ hết. Nặng thì bệnh nhân khó thở, đau tức ngực, sốc phản vệ, tụt huyết áp, suy hô hấp, suy thận cấp. Đáng chú ý có loại ong đốt nguy hiểm đến tính mạng chỉ với vài nốt như ong vò vẽ. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã từng điều trị cho một bệnh nhi 13 tuổixã Tân Mai (Mai Châu) bị ong vò vẽ đốt 115 nốt khắp toàn thân khi đi lên rừng lấy củi. Sau khi bị đốt, em có cảm giác không nhìn thấy gì, rét run, khó thở, tiểu đỏ, có biểu hiện sốc. Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo cố gắng tránh bị ong đốt, không nên đi bắt ong, chọc tổ ong. Nếu bị ong đốt nên lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra; hầu hết ong đốt xong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng với nước sạch, có thể bôi dung dịch sát trùng Povidine 10%, cồn 70 độ lên vết đốt. Uống nhiều nước để thải bớt độc tố. Nếu bị đốt nhiều nốt, đốt ở vùng đầu, mặt, cổ và có các biểu hiện khó chịu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị, tư vấn kịp thời. Thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có trường hợp bệnh nhân tự xử trí ở nhà khi vết đốt đã bị nhiễm trùng mới vào bệnh viện.

Thời điểm mùa sinh sản của ong số trường hợp bị ong đốt có thể tăng lên nhiều hơn. Người dân nên cẩn trọng tránh bị ong đốt, nếu không may bị đốt nên xử trí đúng cách để đảm bảo sức khỏe, tính mạng.

                                                                                     Cẩm Lệ


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục