(HBĐT) - Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai và nhân rộng mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình với hơn 700 điểm cầu từ Bộ, tỉnh đến huyện, gồm tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tại tỉnh ta có điểm cầu ở tỉnh và các huyện. Điểm cầu tỉnh có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Quang Khánh, TUV, Giám đốc Sở Y tế.


Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, y tế cơ sở (YTCS) là nền tảng của hệ thống y tế. Mạng lưới YTCS cả nước phát triển rộng khắp với 11.161 trạm y tế xã, phường, thị trấn và 684 bệnh viện huyện, 296 phòng khám đa khoa khu vực; 91,8% thôn, bản có nhân viên y tế. Hệ thống YTCS đã thực hiện công tác dự phòng, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Công tác quản lý bệnh mãn tính, không lây nhiễm bước đầu có kết quả với 13,6% người bệnh tăng huyết áp, 28,9% người bệnh đái tháo đường. Bộ đã ban hành mẫu hồ sơ sức khỏe người dân để quản lý tại trạm. Về công tác KCB, gần 80% người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại tuyến huyện, xã. 50% số lượt KCB tại tuyến huyện, 20% tại tuyến xã.

Tuy nhiên, người dân chưa tin tưởng trạm y tế tuyến xã nên vượt tuyến; chưa quan tâm đến dự phòng, có bệnh mới chữa. Trạm y tế chưa thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Số lượng, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, danh mục thuốc ít. Nhân lực thiếu và yếu. Cơ chế tài chính chưa phù hợp. Đầu tư thấp, chưa tương xứng.


Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình.

Để YTCS là "người gác cổng" của hệ thống y tế, việc thực hiện trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình là cần thiết. Y tế phải đi cả "hai chân” phòng bệnh và chữa bệnh; cần tập trung chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng.

Nguyên lý y học gia đình thực hiện theo 6 nguyên tắc: Liên tục - Toàn diện - Phối hợp - Dự phòng - Gia đình - Cộng đồng. Bộ Y tế đã triển khai điểm mô hình tại 26 trạm y tế xã tại 6 tỉnh, thành phố. Mô hình thực hiện 7 nhiệm vụ chuyên môn: truyền thông giáo dục, nâng cao sức khỏe; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân; theo dõi, quản lý, cấp thuốc điều trị bệnh không lây nhiễm, mạn tính, chăm sóc giảm nhẹ ung thư; chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, DS-KHHGĐ; phát hiện sớm bệnh tật, KCB ban đầu; dược và y dược học cổ truyền; phòng bệnh, dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng... Về nhân lực, đào tạo để các trạm y tế có kiến thức, triển khai được các hoạt động. Cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ. Trang thiết bị đủ để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo 3 nhóm trạm, triển khai các dịch vụ theo gói dịch vụ y tế cơ bản. Thuốc đảm bảo tối thiểu theo gói dịch vụ y tế cơ bản, năng lực trạm y tế, nhu cầu. Tài chính đảm bảo lương, các hoạt động. Về ứng dụng CNTT, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, kết nối thanh toán BHYT, quản lý trạm, báo cáo, thống kê.

Theo lộ trình, năm 2018 hoàn thành mô hình 26 trạm y tế xã điểm. Mỗi tỉnh chọn 1, 2 huyện và một số trạm để chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong triển khai; xây dựng lộ trình, phấn đấu hoàn thành trong 5 năm, từ 2019 - 2023.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định quyết tâm thực hiện mô hình. Đây chính là việc hiện thực hóa 2 nghị quyết quan trọng (Nghị quyết số 20, 21, Hội nghị lần thứ 6 BCH T.Ư Đảng khóa XII). Các tỉnh phải xây dựng đề án, lộ trình thực hiện. Huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Sở Y tế chịu trách nhiệm tham mưu về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất cho trạm y tế xã. Đầu tư theo lộ trình cuốn chiếu, nhu cầu thực tiễn, không chắp vá. Tất cả hãy cùng hành động, bứt phá để phát triển ngành Y tế công bằng, trách nhiệm, hiệu quả.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục