(HBĐT) - Tính đến tháng 10/2018, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Lạc Sơn còn nợ đọng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên 7,8 tỷ đồng.


Trong đó, nợ BHXH trên 3,8 tỷ đồng, nợ BHTN 149 triệu đồng, nợ BHYT trên 3,8 tỷ đồng, NSNN nợ trên 3,4 tỷ đồng… Ngoài những đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước thì phần lớn là các doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ, chây ỳ, khó đòi. Điển hình như Công ty cổ phần mía đường Hoà Bình trên 825 triệu đồng, Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Mỹ Phong trên 107 triệu đồng, Công ty TNHH J.W Global garment trên 138 triệu đồng…


Bộ phận một cửa BHXH huyện Lạc Sơn cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia các loại hình bảo hiểm.

Ông Bùi Văn Kiểm, Giám đốc BHXH huyện Lạc Sơn cho biết: So với các đơn vị khác thì tỷ lệ nợ bảo hiểm của huyện Lạc Sơn không cao. Tuy nhiên, đây là cũng là số nợ tương đối lớn từ trước đến nay của đơn vị. Đối với những đơn vị sử dụng lao động là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, trong đó chủ yếu là UBND các xã, trường học thì không "ngại”. Nguyên nhân nợ là do các đơn vị chậm thanh toán vì thay đổi hệ số lương nên BHXH cũng thay đổi theo hệ số lương. Một số đơn vị kế toán làm chậm, chưa được cấp ngân sách hoặc đơn vị chưa quan tâm đến việc thanh toán bảo hiểm. Những trường hợp như vậy thì BHXH huyện đôn đốc, nhắc nhở, đến cuối năm số nợ này sẽ giảm nhiều. Điều đáng ngại nhất là khối doanh nghiệp. Họ chưa chủ động, cố tình chây ỳ thực hiện nộp BHXH, BHYT, BHTN làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động, quyền lợi của người lao động. Cụ thể như: nghỉ ốm đau, thai sản không được hưởng chế độ theo quy định; nhiều người mất việc làm, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp; cơ quan BHXH chỉ được chốt sổ BHXH đến thời điểm đơn vị đóng BHXH. Có những trường hợp ý thức tôn trọng pháp luật của chủ sử dụng lao động chưa cao, cố tình không đóng BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động. Thậm chí, người lao động của một số đơn vị vì nhu cầu trước mắt cần có việc làm, thu nhập nên chưa quan tâm đến việc trích đóng BHXH, BHYT.

Trước thực trạng này, BHXH huyện Lạc Sơn đã tham mưu UBND huyện đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghiêm túc nộp bảo hiểm. Được sự quan tâm của UBND huyện tại các cuộc họp, giao ban, Chủ tịch UBND huyện trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị khẩn trương nộp bảo hiểm.

Để tăng cường thu nợ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, trong thời gian tới, ngành BHXH huyện Lạc Sơn tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật của người sử dụng lao động trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động. Đồng thời, tăng cường thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ tiền và các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi BHXH, BHYT... sẽ tiến hành thực hiện đúng quy trình đôn đốc, thu nợ của ngành. Cử cán bộ trực tiếp gặp chủ sử dụng lao động nắm tình hình, đôn đốc, xử lý nợ đọng. Đồng thời gắn trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị, cơ sở trong việc nộp BHXH.


Việt Lâm


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục