Khi chị đang đẩy xe rùa chở vật liệu xây dựng ở trên tầng hai thì giàn giáo bị sập, cả người và xe rơi xuống đất ở tầng một. Bộ phận sắc nhọn của chiếc xe đẩy đã cắt vào vùng cổ của chị P.


Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân sau 6 ngày phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 14/5, theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sỹ của bệnh viện đã tiếp nhận và xử trí cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân bị tai nạn lao động, với vết thương lột toàn bộ sàn miệng đứt rời ngang gốc lưỡi xuyên vào hạ họng.

Bệnh nhân là Hà Thị P. nữ, 39 tuổi, quê quán ở Tân Sơn, Phú Thọ.

Chị P. làm nghề phụ hồ tại một công trình ở Hà Nội. Khi chị đang đẩy xe rùa chở vật liệu xây dựng ở trên tầng hai thì giàn giáo bị sập, cả người và xe rơi xuống đất ở tầng một. Bộ phận sắc nhọn của chiếc xe đẩy đã cắt vào vùng cổ của chị P. gây chảy máu rất nhiều.

Sau đó, chị P. được những người làm cùng đưa đi cấp cứu. Chị được các bác sỹ ở bệnh viện tuyến dưới, gần nơi chị làm kịp thời mở khí quản cấp cứu và chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào tối 7/5.

Các bác sỹ Phòng cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chỉ định mổ cho bệnh nhân ngay trong đêm, vì vết thương vùng cổ chảy máu nhiều, người bệnh có nguy cơ bị sốc.

Thạc sỹ Vũ Trung Trực, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, người trực tiếp tham gia kíp mổ cho biết, đây là một tai nạn hy hữu, vết thương cắt ngang qua vùng cổ đứt qua gốc lưỡi đến thành sau họng, sát thành trước cột sống nhưng lại không gây tổn thương các mạch máu lớn nằm ngay bên cạnh. Vết thương rất rộng, gây chảy máu khá nhiều.

Bác sỹ Trực nhấn mạnh, công đầu cứu sống được người bệnh phải kể đến khả năng mở khí quản kịp thời của các bác sỹ Bệnh viện Bắc Thăng Long, nếu mở khí quản chậm hoặc không chính xác người bệnh sẽ bị chảy máu vào trong phổi gây suy hô hấp và có nguy cơ tử vong. Qua kiểm tra, lưỡi của bệnh nhân tuy đứt gần rời ngang qua gốc, một bên mạch máu nuôi bị đứt nhưng vẫn còn một bên mạch nuôi dưỡng nên được khâu lại bảo tồn.

Phó giáo sư Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ cho hay, biến chứng đáng sợ nhất sau mổ những tổn thương này là áp xe vùng sàn miệng có nguy cơ lan vào lồng ngực làm bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân P. sau mổ 6 ngày, vùng cổ bớt phù nề, người bệnh thở êm, không có các dấu hiệu nhiễm trùng, sẽ được xem xét rút mở khí quản và ra viện sớm./.

 

       TheoVietnamplus

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục