Phải nói ngay rằng, không có sự hoàn hảo ở mọi lĩnh vực, nhưng trong y học, sự nhầm lẫn đôi khi chứa đựng cả chủ quan lẫn khách quan. Đó là hiện tượng kê đơn, dùng thuốc sai do thuốc giống nhau cả bao bì, màu sắc lẫn tên gọi.


Khái niệm chung về thuốc giống nhau

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc nhầm thuốc do giống nhau có ở mọi nơi trên thế giới, kể cả ở quốc gia phát triển cho tới các nước đang phát triển.

Ví dụ, tại TP.HCM mới đây, một bé gái 20 tháng tuổi phải cấp cứu trong tình trạng cứng gáy, trợn mắt, ưỡn cổ, sau 3 ngày uống thuốc hậu mổ hạch nách và hạch chi trên. Bé bị tụ dịch vết mổ áp xe, đáng ra phải kê thuốc kháng sinh - kháng viêm và giảm đau, Hapacol 150mg (mã HAP1) nhưng bác sĩ vô tình chọn Halofar 2mg (mã HAL) bởi hai mã này giống nhau và xếp cạnh nhau trên phần mềm máy tính, hậu quả bé gái này đã bị ngộ độc Haloperidol, hoạt chất có trong thuốc Halofar. Đây là thuốc chống loạn thần, chỉ sử dụng cho bệnh nhân khi bị hoang tưởng, ảo giác với nhiều trạng thái khác nhau.

Theo WHO, thuốc nhìn gần giống nhau (look-alike sound-alike), gọi ngắn LASA, là thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp (vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp (thùng, hộp) tương tự nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì.

LASA là thuốc có tên biệt dược hoặc tên hoạt chất phát âm tương tự nhau (đồng âm) như khi kiểm tra cấp phát thuốc, trao đổi thông tin… hoặc khi viết kê đơn, hoặc trên phiếu lĩnh thuốc lại na ná giống nhau. Do đọc và viết gần giống nhau nên trong quá trình lưu thông, bảo quản, sử dụng dễ bị nhầm lẫn nên đã để lại nhiều hệ lụy, thậm chí có thể gây tử vong.

Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA), Nhóm chuyên gia Tên gọi phi thương mại Quốc tế thuộc WHO và Nhóm đánh giá tên thuốc/CPMP thuộc Liên minh châu Âu, trong những năm gần đây, trong quá trình đặt tên thuốc nhiều nước đã thả lỏng nên nhầm lẫn tên gọi càng tăng.

Đặc biệt, khi các hãng dược phẩm kết hợp các phương pháp sàng lọc trên máy tính trong khi trình độ tin học của con người lại chưa theo kịp nên phát sinh nhiều trường hợp đáng tiếc.

Nhóm thuốc LASA  tiêu biểu có: Losec (omeprazole) - Lasix (furosemide), DOPamine- DoBUTamine hoặc Letairis - Letaris, hay Hydralazine - Hydroxyzine, Keflex - Keppra, Metronidazole - Metformin, Zyprexa - Zyrtec và Actonel - Actos....

Thuốc bổ có Acetohexamide - Acetazolamide, Advicor - Advair,  Avinza - Evista hay Hòe hoa (Flos Styphnolobii imaturi) với Hoa hòe (Flos Styphnolobii)...

thuoc-giong-nhau-nham-lan-he-luy-va-cach-khac-phuc-1

thuoc-giong-nhau-nham-lan-he-luy-va-cach-khac-phuc-2Thuốc LASA giống nhau về màu sắc

Viện Thực hành Thuốc An toàn (ISMP), Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu ở 278 cặp thuốc LASA phát hiện thấy, các chỉ định có thể giúp phân biệt được tới 80% thuốc LASA. Thực tế, có tới 99% các cặp LASA có chỉ định hoàn toàn khác nhau (như Keflex - Keppra), 21% có sự trùng lặp một phần về chỉ định, nghĩa là hai loại thuốc LASA có ít nhất một chỉ định giống nhau và ít nhất một chỉ định khác nhau. Ở một số cặp khác, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các chỉ định chung cấp độ cao (ví dụ, nhiễm vi khuẩn) thay vì chỉ định cụ thể (ví dụ, nhiễm trùng đường tiết niệu do Escherichia coli). Nếu sử dụng chỉ định cụ thể hơn, sẽ giảm được sự nhầm lẫn đáng tiếc này.

Có nhiều yếu tố gây ra nhầm lẫn thuốc LASA, nhất là nhóm đọc và viết gần giống nhau. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là lỗi nhận thức bằng thị giác, thính giác, lỗi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn, lỗi nhập dữ liệu vào máy tính như chọn sai tên thuốc từ hộp thoại thả rơi các tên thuốc đọc viết gần giống nhau đã được cài đặt trên phần mềm bảo quản và kê đơn. Ngoài ra còn có yếu tố chủ quan như thiếu sự tập trung khi cấp phát và sử dụng thuốc, nhân viên y tế chưa nắm rõ tên thuốc, đặc biệt là các tên thuốc mới.

Giải pháp chống nhầm lẫn thuốc theo khuyến cáo của WHO

Hàng năm, các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe cần xem xét thuốc LASA được sử dụng trong cơ quan đơn vị mình. Thực hiện các phác đồ lâm sàng như giảm thiểu việc sử dụng các đơn thuốc bằng lời nói, qua điện thoại. Nhấn mạnh sự cần thiết phải đọc kỹ nhãn mác mỗi lần dùng thuốc và truy cập lại trước khi dùng, thay vì dựa vào thị giác, cảm giác hay lời đồn đại. Kiểm tra mục đích của toa/đơn thuốc, chẩn đoán phải phù hợp với mục đích/chỉ định, bao gồm cả tên thương mại lẫn nhãn hiệu thuốc được kê đơn với tên phi thương mại.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong việc dùng thuốc, khoa dược và các khoa lâm sàng cần thực hiện tốt các biện pháp chống nhầm lẫn thuốc LASA ở tất cả các công đoạn, từ khâu đầu vào tới khâu sử dụng cuối. Ngoài ra có thể sử dụng một số kỹ thuật mới như Đối chiếu sử dụng thuốc (Medication Reconciliation), Hệ thống ra y lệnh điện tử (Computerized Physician Order Entry hay CPOE), Hệ thống dược khoa tự động hóa (Automated Pharmacy Systems), Kỹ thuật Kiểm tra an toàn kép và sử dụng Hệ thống ngăn ngừa lỗi...

Phát triển các chiến lược để tránh nhầm lẫn hoặc giải thích sai gây ra bởi kê đơn hoặc cấp thuốc không đúng. Yêu cầu in tên thuốc và liều lượng. Nhấn mạnh sự khác biệt tên thuốc bằng chữ thường và chữ in hoa...

Về lưu trữ thuốc cần đặt tại vị trí riêng biệt, không theo thứ tự chữ cái, như theo số kệ, hoặc trong các thiết bị pha chế tự động. Sử dụng các kỹ thuật như in đậm và khác biệt màu sắc chữ để giảm sự nhầm lẫn khi sử dụng.

Sắp xếp thuốc LASA vào các tủ, kệ, khay chứa thuốc khác nhau. Các thuốc cấp phát lẻ đã bóc khỏi hộp thuốc phải để vào khay riêng hoặc phải tách riêng ra bằng vách ngăn nếu đựng trong cùng một khay thuốc. Dán nhãn bên ngoài các tủ, kệ, khay chứa thuốc và dán ở vị trí dễ thấy. Dùng thêm nhãn cảnh báo cho những tủ, kệ, khay chứa  có nguy cơ nhầm lẫn cao.

Khi kê đơn, nên ghi tên thuốc trong hồ sơ bệnh án và đơn thuốc phải rõ ràng, dễ đọc, chính xác, không được viết tắt. Phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, số lượng, cách dùng của từng loại thuốc. Nên viết tên thuốc theo tên chung quốc tế hoặc nếu ghi tên biệt dược.

Thay đổi giao diện và tên sản phẩm giống nhau trên màn hình máy tính, nhãn và thùng đựng thuốc của đơn vị thông qua màu sắc hoặc chữ viết tên gọi thuốc, ví dụ như thuốc hydrOXYzine, hydrALAzine). Cài đặt và sử dụng các cảnh báo trên máy vi tính để nhắc nhở các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình xử lý theo toa. Cần có cấu hình màn hình lựa chọn trên máy tính và màn hình tủ pha chế tự động để ngăn ngừa nhầm lẫn xảy ra.

Lưu trữ sản phẩm LASA ở các vị trí khác nhau trong các hiệu thuốc, đơn vị chăm sóc bệnh nhân và trong các cài đặt khác. Khuyến khích báo cáo lỗi và các điều kiện nguy hiểm tiềm tàng với tên sản phẩm giống nhau cả tên gọi lẫn âm thanh.

Các khâu từ nhận thuốc, bảo quản, cấp phát thuốc... phải theo đúng quy trình, do nhưng người có chuyên môn, kinh nghiệm đảm nhận đồng thời tư vấn đầy đủ mọi thông tin về thuốc cho người sử dụng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về thuốc LASA. Các tổ chức cung ứng thuốc cần cân nhắc thử nghiệm LASA khi mua các loại dược phẩm mới ở các quốc gia khác nhau. Trọng tâm tới sự an toàn của bệnh nhân trong khi đặt tên thuốc và nên loại bỏ cách đặt tên dễ gây nhầm lẫn thông qua tư vấn chuyên gia, dựa trên các tiêu chuẩn, thông lệ trong nước và quốc tế. Nên tiêu chuẩn hóa hậu tố (từ cuối của tên thuốc) để giúp ngành dược phát triển bền vững, có lợi cho sức khỏe con người.

thuoc-giong-nhau-nham-lan-he-luy-va-cach-khac-phuc-3Thận trọng, cẩn thận từ khâu bảo quản, kê đơn đến dùng thuốc sẽ hạn chế lỗi do thuốc LASA gây ra

Khi nhập và cấp phát thuốc cần đọc kỹ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Nếu các thông tin này chưa rõ, không được suy diễn mà phải xác nhận lại với người ghi thông tin trước để kiểm tra tính chính xác. Chỉ thực hiện việc cấp phát, giao nhận thuốc đối với đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc được viết rõ ràng, dễ đọc.

Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế hoặc đường dùng. Không nên nhận diện thuốc dựa vào hình dạng bao bì và vị trí đặt để thuốc. Kiểm tra chéo nên được thực hiện ở tất cả các công đoạn cấp phát thuốc.

Đối với người bệnh, sử dụng thuốc là giai đoạn dễ xảy ra nhiều sai sót nhất, rất khó ngăn chặn và phát hiện. Chẳng hạn như dùng sai thuốc, sai liều lượng, sai thời gian cũng như bỏ liều, tăng liều hoặc lặp liều.

Bệnh nhân cũng có thể nhận nhầm thuốc của người khác. Để giảm thiểu những sự cố này, bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc cần được tư vấn, hướng dẫn đầy đủ các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến nhóm thuốc LASA và cách phòng tránh.

Ví dụ như cách phân biệt tên gọi trên nhãn, như thuốc kết hợp nhiều dạng chữ như DOPamine- DoBUTamine... Khuyến khích bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc tìm hiểu tên phi thương mại như là định danh chính của các sản phẩm thuốc mà họ đang dùng.

Hướng dẫn bệnh nhân cách phân biệt thuốc theo kinh nghiệm của ngành y. Thông báo cho bệnh nhân về vấn đề tên thuốc LASA khi mua thuốc qua Internet, các nhà thuốc cộng đồng cần cung cấp, phổ biến thông tin về thuốc LASA và các lỗi thuốc khác để khách hàng và những người dùng thuốc biết để có cách phòng tránh.

Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục