(HBĐT) - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Nguyên nhân do cơ quan hô hấp tiếp xúc với các loại khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào, ô nhiễm không khí và khói từ chất đốt là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong trên toàn thế giới, dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng.


Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ước tính cứ mỗi 10 giây có 1 người tử vong do bệnh lý này. Phòng bệnh và điều trị đúng cách sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế do BPTNMT. Cần nhập viện để khám, điều trị khi có các yếu tố sau: nam giới trên 40 tuổi tiền sử có hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động); tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong, ngoài nhà và ho, khạc đờm kéo dài. Lúc đầu có thể chỉ có ho ngắt quãng, sau đó ho dai dẳng hoặc ho hàng ngày; ho khan hoặc ho có đờm, thường khạc đờm về buổi sáng. Và nhất là khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, cảm giác thiếu không khí, hụt hơi, thở có tiếng rít hoặc tiếng cò cử.

 Bệnh nhân BPTNMT thường tử vong trong các đợt bùng phát cấp tính do các hội chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn đường thở và cơ hô hấp. Hội chứng tắc nghẽn đường thở là hiện tượng các phế quản, khí quản bị co thắt nhỏ lại, gây cản trở đường thở làm cho quá trình trao đổi oxy giữa cơ thể và môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bên trong các lòng phế nang, lòng khí phế quản có hiện tượng tăng tiết nhiều dịch và đờm làm cho tình trạng tắc nghẽn đường thở càng nặng nề hơn. Hội chứng mệt cơ hô hấp là hiện tượng bệnh nhân phải thở gắng sức nhiều do tắc nghẽn đường thở, làm cho các cơ hô hấp bị mệt do làm việc quá sức, nhiều trường hợp dẫn đến ngừng thở.

Điều trị BPTNMT: ở giai đoạn bệnh ổn định, điều trị dự phòng những cơn bùng phát cấp tính của bệnh bằng các thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm và chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Trong giai đoạn bệnh bùng phát cấp tính (bệnh nặng hơn so với thường ngày), bệnh nhân cần phải được nhập viện để được trị kịp thời. Điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được sử dụng các thuốc giãn phế quản (đường tiêm truyền hoặc khí dung), kháng viêm, long đờm, kháng sinh (nếu có bội nhiễm vi khuẩn) để điều trị hội chứng tắc nghẽn. Bệnh nhân được hỗ trợ bằng thở máy nhân tạo để điều trị hội chứng mệt cơ hô hấp (máy thở sẽ giúp cơ hô hấp của bệnh nhân được nghỉ ngơi để hồi phục). Trong khoảng 10 năm trở lại đây, máy thở được áp dụng trong điều trị BPTNMT đã giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân đợt bùng phát cấp tính của bệnh, có hội chứng mệt cơ hô hấp.

 Phòng BPTNMT (cho những người có nguy cơ bị bệnh) và phòng những đợt bùng phát cấp tính (cho những người đã bị bệnh), bằng: tránh tiếp xúc với bụi, khói, mùi hóa chất; cai nghiện thuốc lá, thuốc lào; vệ sinh mũi, họng thường xuyên; tiêm vaccin phòng cúm mỗi năm 1 lần vào đầu mùa thu, vaccin phòng phế cầu 5 năm 1 lần.

 Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ năm 2006 đến nay đã áp dụng kỹ thuật thở máy trong điều trị đợt cấp BPTNMT, góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân nguy kịch. Có trường hợp bệnh nhân đến viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim đã được tập thể thầy thuốc thuốc bệnh viện cứu sống. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thành lập phòng quản lý, tư vấn cho các bệnh nhân bị hen phế quản, BPTNMT, tăng huyết áp, tiểu đường..., góp phần hạn chế sự tiến triển nặng lên của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Hoàng Công Tình

(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục