(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, tính đến tháng 2, toàn tỉnh có 1.176 cơ sở thức ăn đường phố. Việc kinh doanh thức ăn đường phố hầu hết là nhỏ lẻ, thời vụ, không có giấy phép kinh doanh; một số cửa hàng kinh doanh mang tính chất lưu động, không có địa điểm cố định; điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, khó đáp ứng được các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)… Nhiều khó khăn, trở ngại đặt ra, khiến việc quản lý ATTP đối với thức ăn đường phố chưa thực sự hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ mất mất vệ sinh ATTP.



Các quán ăn vặt di động tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh ATTP. Ảnh chụp tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2020, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Nhanh, tiện, rẻ, phong phú - đó là những ưu điểm vượt trội của thức ăn đường phố so với các nhà hàng, quán ăn, khách sạn. Từ trung tâm TP Hòa Bình, thức ăn đường phố len lỏi theo xe hàng di động đến các thôn, xóm, bản làng, cổng trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Việc lựa chọn thức ăn đường phố dần trở thành một thói quen của người dân hiện nay. Sáng sớm tại các cổng trường, cổng trụ sở cơ quan… là những xe bánh mỳ, xôi hoặc hàng bún, phở tận dụng gốc cây, vỉa hè thành điểm bán hàng. Khắp các vỉa hè mọc lên nhan nhản các quán ốc luộc, bánh rán, cháo, bánh cuốn chay, sụn tằm Thái Lan… bán suốt ngày đêm, phục vụ nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc đảm bảo ATTP đối với thức ăn đường phố dường như vẫn đang là bài toán khó và chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Năm 2019, toàn tỉnh có 1.561 lượt cơ sở thức ăn đường phố được kiểm tra, tuy nhiên chỉ phát hiện 155 cơ sở vi phạm, có 20 cơ sở bị phạt 14,4 triệu đồng, 12 cơ sở bị cảnh cáo, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa trị giá 1 triệu đồng. Trong 210 mẫu thực phẩm xét nghiệm nhanh, chỉ có 2 mẫu không đạt. Đây là số liệu Sở Y tế tổng hợp từ báo cáo của các huyện, thành phố. Tuy nhiên, những con số trên thực sự khiến nhiều người hoài nghi, liệu có thực sự phản ánh đúng chất lượng vệ sinh ATTP của thức ăn đường phố hiện nay?

Đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Việc đảm bảo ATTP đối với thức ăn đường phố hiện nay gặp phải một số khó khăn như Ban chỉ đạo ATTP tuyến xã, phường, thị trấn chưa quản lý tốt các cơ sở thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống, quán bánh kẹo, nước giải khát… Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh trước cổng trường học còn mất vệ sinh, hàng hóa không an toàn, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Công tác xử lý vi phạm chưa nghiêm dẫn đến việc coi thường các quy định pháp luật về ATTP của một số cơ sở. Tuyến xã, phường, thị trấn hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền, nhắc nhở, chưa có tính răn đe nghiêm khắc, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Việc tổ chức kiểm tra bảo đảm ATTP đối với cơ sở, thức ăn đường phố chủ yếu lồng ghép vào các đợt kiểm tra liên ngành; chưa thành lập được nhiều đoàn kiểm tra chuyên ngành và đột xuất. Ngoài ra, năng lực cán bộ chuyên trách ATTP ở một số xã còn hạn chế, chưa tham mưu xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm. Kinh doanh thức ăn đường phố hầu hết là nhỏ lẻ, thời vụ, không có giấy phép kinh doanh hoặc mang tính chất lưu động nên khó quản lý.

Để khắc phục hiện trạng này, đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ATTP, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của Ban chỉ đạo ATTP cấp dưới, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, nhất là thanh tra đột xuất về ATTP khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Dương Liễu


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục