Thông thường, thuốc giảm đau sẽ giúp làm giảm cơn đau đầu. Thế nhưng khi lạm dụng thuốc giảm đau sẽ làm cho thuốc giảm đau không còn hiệu quả, cơ đau đầu không khỏi mà còn trở nên tồi tệ hơn…

Đau đầu do lạm dụng thuốc

Đau đầu có thể diễn ra khi hệ thần kinh - mạch máu có những biến đổi hoặc bị tổn thương, nhất là những bệnh về thần kinh hoặc căng thẳng tâm lý. Đau nhức đầu cũng có thể là do lực căng các cơ bị co giãn quá mức kích thích lên thần kinh trung ương hoặc các bộ phận ở đầu bị viêm nhiễm như viêm xoang, đau mắt, đau răng… Đau đầu cũng thường gặp ở những người nhạy cảm với thời tiết. Tuy nhiên nếu thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau để điều trị đau đầu trong những trường hợp này có thể làm tăng thêm số lượng những cơn đau đầu. Hay còn gọi là đau đầu hồi ứng do lạm dụng thuốc giảm đau.

Đau đầu do lạm dụng thuốc là một rối loạn đau đầu phổ biến.  Chứng đau đầu này phổ biến hơn ở phụ nữ và ở những người bị đau mãn tính, trầm cảm và rối loạn lo âu.

Thông thường sau khi uống thuốc giảm đau khoảng 30 phút thì cơn đau đầu sẽ giảm dần nhưng chỉ khoảng 8-10 tiếng sau, cơn đau đầu lại xuất hiện và người bệnh sẽ phải sử dụng liều tiếp theo. Điều này khiến cho người bệnh tiếp tục uống thuốc và diễn ra một vòng luẩn quẩn là đau - uống thuốc giảm đau - đau - uống thuốc nhiều hơn. Thế nhưng việc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau nhức đầu sẽ làm thay đổi thụ thể trong não. Khi bệnh nhân dùng thuốc quá thường xuyên hoặc dùng nhiều hơn liều khuyến cáo, cơ thể của họ sẽ quen với thuốc, dẫn đến cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ hoặc xuất hiện thường xuyên hơn.

Như vậy, thuốc giảm đau chỉ chữa được triệu chứng chứ không chữa được nguyên nhân gây đau đầu. Sau một khoảng thời gian nhất định, thuốc giảm đau sẽ hết tác dụng, và người bệnh sẽ cần dùng thêm thuốc nếu muốn giảm đau. Vì vậy, muốn điều trị đau đầu triệt để, cần xác định được chính xác nguyên nhân gây đau, điều này chỉ có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế. Vì vậy khi các cơn đau đầu thường xuyên diễn ra bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị triệt để chứ tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc.

                                              Lạm dụng thuốc giảm đau khiến đau đầu càng nặng thêm.

Các loại thuốc giảm đau gây đau đầu hồi ứng

Bất kỳ loại thuốc điều trị đau nhức đầu cấp tính nào cũng có khả năng dẫn đến đau đầu hồi ứng, bao gồm:

Các loại thuốc giảm đau phổ biến như aspirin và acetaminophen... Các thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế men phân hủy các phospholipid màng, ngăn không cho tạo thành các prostaglandin, một chất trung gian hóa học điển hình của viêm và đau. Dưới tác dụng của thuốc các prostaglandin không được tạo ra và do đó hiện tượng đau sẽ được giảm xuống. Tuy nhiên đây cũng là những loại thuốc dễ bị lạm dụng và là thủ phạm phổ biến gây đau đầu hồi ứng.

Thuốc giảm đau kết hợp của aspirin, cafein và acetaminophen. Nhóm này cũng bao gồm thuốc theo toa như fioricet, fiorinal và esgic - plus, cũng có các butalbital an thần. Đây là những loại thuốc có nguy cơ dễ bị lạm dụng nhiều.

Thuốc đau nửa đầu bao gồm triptans (imitrex, zomig) và ergots như ergotamin. Thuốc có hiệu quả rõ rệt nhưng lạm dụng thuốc hoặc uống không đúng cách thì cũng dẫn đến hậu quả là đau đầu mạn tính, điều này làm người bệnh bị lệ thuộc vào các thuốc cắt triệu chứng và giảm hiệu quả của điều trị sau này.

Thuốc giảm đau có nguồn gốc từ các hợp chất thuốc phiện tổng hợp bao gồm sự kết hợp của codeine và acetaminophen. Những thuốc này được coi là có nguy cơ cao phát triển đau nhức đầu hồi ứng.

Caffeine hàng ngày từ thói quen uống cà phê buổi sáng, thuốc giảm đau hoặc các sản phẩm khác có chứa chất kích thích nhẹ cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu tăng trở lại.

Làm gì để phòng ngừa các cơn đau tái phát?

Để hạn chế các cơn đau tái phát cần phải hạn chế sử dụng nhiều thuốc giảm đau. Tùy vào loại thuốc đã được dùng, bác sĩ có thể khuyên nên dừng thuốc ngay lập tức hoặc giảm dần liều cho đến khi dùng thuốc không quá hai lần một tuần, và có thể ít hơn nếu đang dùng một loại thuốc có chứa butalbital.

Vì vậy, bạn cần lưu ý: Hạn chế sử dụng bất kỳ loại thuốc đau đầu nào nếu không thật sự cần thiết. Nếu phải sử dụng thì không quá hai đến ba ngày mỗi tuần (hoặc ít hơn 10 ngày mỗi tháng); liên hệ với bác sĩ nếu bạn cần dùng thuốc đau đầu hơn 2 ngày mỗi tuần hoặc bị đau đầu hơn 4 ngày mỗi tháng.

Tránh sử dụng thuốc có chứa butalbital; kiểm soát và hạn chế các tác nhân gây ra cơn đau đầu của bạn. Các tác nhân gây đau đầu phổ biến bao gồm mất nước, đói, thiếu ngủ, căng thẳng và một số loại thực phẩm và đồ uống; tăng cường tập thể dục thường xuyên; bỏ thuốc lá vì hút thuốc có thể gây ra đau đầu hoặc làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn.

Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục