(HBĐT) - Những năm qua, trạm y tế xã An Bình (Lạc Thủy) không chỉ làm tốt công tác khám, chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn, mà còn thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.


Đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trạm y tế xã An Bình (Lạc Thủy) làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Xác định rõ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trạm y tế xã luôn nỗ lực triển khai có hiệu quả công tác KCB và phòng, chống dịch bệnh cho người dân. Phó trạm trưởng Trạm y tế xã Đinh Ngọc Tráng cho biết: Trạm có 8 cán bộ, trong đó có 1 bác sỹ đa khoa, còn lại là y sỹ đa khoa, y sỹ đông y, điều  dưỡng, nữ hộ sinh, dược tá. Đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi y đức, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân, công tác thường trực cấp cứu phục vụ người bệnh. Cơ sở vật chất trạm được đầu tư xây dựng kiên cố với 18 phòng chức năng, thuốc và các trang thiết bị được cấp cơ bản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu KCB ban đầu cho Nhân dân như: bình oxy, máy hút đờm, máy khí dung, bộ đỡ đẻ, bộ tiểu phẫu, nồi hấp sấy, tủ bảo quản, các công trình vệ sinh, lò đốt rác… Hàng năm, trạm khám, điều trị cho trên 7.000 lượt bệnh nhân. Từ đầu năm đến nay khám, điều trị cho 4.974 lượt bệnh nhân (nội trú 115 lượt bệnh nhân). Đồng thời, trạm luôn thực hiện tốt công tác sơ cấp cứu và chuyển viện kịp thời các trường hợp bệnh nặng lên tuyến trên, không để xảy ra sai sót trong chuyên môn.

Vừa được cán bộ trạm tiêm mũi thuốc điều trị bệnh đau lưng xong, ông Bùi Văn Cường, xã An Bình chia sẻ: Mỗi khi bị bệnh, chúng tôi đến trạm y tế xã để được khám và cấp thuốc điều trị. Các y, bác sỹ ở đây rất nhiệt tình, chu đáo, quan tâm đến người bệnh, thăm khám cho bệnh nhân tận tình, mang đến cho chúng tôi sự yên tâm, tin tưởng. Cán bộ trạm cũng thường xuyên tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh an toàn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Cùng với thực hiện tốt việc khám, điều trị bệnh cho người dân, trạm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu y tế quốc gia, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân. Hàng năm, 100% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, được uống vitamin A, tất cả trẻ dưới 5 tuổi được tư vấn dinh dưỡng. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, phụ nữ mang thai được chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván sơ sinh, uống bổ sung viên sắt phòng chống thiếu máu, chăm sóc và uống vitamin A sau sinh. 

Đồng chí Đinh Ngọc Tráng cho biết thêm: Để công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, trạm luôn chú trọng công tác truyền trông, tuyên truyền đến người dân về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống… trên hệ thống loa truyền thanh xã, lồng ghép tuyên truyền tại các hội nghị, các buổi họp dân và tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp khi người dân đến KCB tại trạm. 

Trong thời gian tới, trạm y tế xã An Bình tiếp tục không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế, phấn đấu để người dân có điều kiện được tiếp cận và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng tốt nhất.
 
              Đỗ Hà

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục