(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Thìn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn chia sẻ: Mặc dù các cấp, ngành đã nỗ lực hết sức, thực hiện mọi biện pháp tuyên truyền, cảnh báo người dân. Tuy vậy, thời gian qua, tai nạn đuối nước trên địa bàn huyện vẫn liên tiếp xảy ra. Đáng nói, không chỉ xảy ra đuối nước ở trẻ em, nhiều vụ nạn nhân đuối nước là người lớn, thậm chí cả người biết bơi...


Dù đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm nhưng hầu như năm nào hồ Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cũng xảy ra đuối nước gây thiệt hại về người.

Liên tiếp xảy ra đuối nước

Ngày 18/5/2020, người dân thôn Om Làng (xã Cao Dương) phát hiện chị Đào Thị Hồng Ch (SN 1971) tử vong dưới ao nước gần nhà. Ngày 13/6/2020, tại hồ Đồng Chanh (xã Nhuận Trạch), người dân địa phương phát hiện thi thể cháu Nguyễn Thu H (SN 2006), trú tại xã Nhuận Trạch dưới hồ. Cũng trong ngày 13/6/2020, tại xã Liên Sơn, cháu Nguyễn Gia H (SN 2017) bị đuối nước tử vong dưới ao cá của gia đình. Ngày 17/7/2020, tại suối thuộc xã Cao Sơn, người dân phát hiện bà Bùi Thị Th (SN 1954), trú tại xã Cao Sơn chết dưới suối. Ngày 28/9/2020, tại suối Bãi Sỏi (xã Cao Dương), người dân phát hiện ông Nguyễn Văn T (SN 1969), bị đuối nước tử vong dưới suối...

Đuối nước - tai nạn rủi ro không thể lường trước

Theo thống kê, 9 tháng năm 2020, huyện Lương Sơn xảy ra 14 vụ đuối nước làm 14 người tử vong. Trong đó có 5 vụ trẻ đuối nước tử vong (xã Nhuận Trạch xảy ra 2 vụ làm 2 trẻ đuối nước tử vong, các xã Tân Vinh, Thanh Sơn, Cao Sơn mỗi xã xảy ra 1 vụ làm 1 trẻ tử vong). Đồng chí Hoàng Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Nhuận Trạch chia sẻ: Nhuận Trạch là xã có yếu tố nguy hiểm đuối nước, chủ yếu ở đoạn sông Bùi chảy qua địa bàn và hồ Đồng Chanh. Do vậy, trên địa bàn xã hầu như năm nào cũng xảy ra đuối nước gây thiệt hại về người. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã xảy ra 4 vụ đuối nước làm 4 người tử vong, là địa bàn có số vụ đuối nước nhiều nhất huyện, thậm chí nhiều nhất tỉnh. Trong 4 vụ có 2 vụ xảy ra ở hồ Đồng Chanh. 

Trước thực trạng trên, những năm qua, Nhuận Trạch đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống đuối nước (PCĐN) cho người dân. Cùng với đó, xã cho cắm biển cảnh báo các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra đuối nước; huy động nguồn lực xã hội để tổ chức mở các lớp dạy bơi cho người dân. Trong năm nay, xã đã phối hợp mở được 3 lớp dạy bơi cho khoảng 60 cháu...

Đồng chí Phạm Thu Hà, Phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Tình trạng đuối nước xảy ra trên địa bàn huyện thời gian qua đang ở mức đáng lo ngại. Đặc biệt là đuối nước ở trẻ em. Theo thống kê, số trẻ em trên địa bàn huyện tử vong do đuối nước tính từ năm 2016 đến hết tháng 9/2020 là 24 cháu (năm 2016 có 5 cháu, năm 2017 có 7 cháu, năm 2018 có 5 cháu, năm 2019 có 2 cháu, 9 tháng năm nay có 5 cháu). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường xung quanh có các yếu tố nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ...; nhiều công trình xây dựng đang trong quá trình thi công có đào hố sâu, sụt lún biển cảnh báo nguy hiểm, không có rào chắn gây nguy hiểm cho người dân. Ngoài ra, còn nguyên nhân do thiếu sự giám sát, chủ quan của người lớn, trẻ thiếu các kỹ năng sống, kiến thức về môi trường nước...

Xuất phát từ thực tế, hàng năm, huyện ban hành kế hoạch, tổ chức lễ phát động toàn dân tập bơi; đẩy mạnh tuyên truyền về PCĐN; tổ chức nhiều hoạt động, chương trình bơi an toàn, PCĐN cho trẻ em. Theo đó, đến nay, huyện đã huy động nguồn lực xã hội để mở và duy trì hoạt động 7 bể bơi (có 3 bể bơi gắn với hoạt động nhà trường để phục vụ công tác dạy bơi cho học sinh). Toàn huyện hiện có khoảng 45% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và THCS biết bơi. Tại các nhà trường cũng đã lồng ghép hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Tuy vậy, "bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, công tác PCĐN nói chung và PCĐN trẻ em trên địa bàn huyện vẫn còn gặp một số khó khăn, khi các em được tuyên truyền, dạy về kỹ năng an toàn trong môi trường nước nhưng lại ít có điều kiện thực hành. Hơn nữa, ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm đuối nước như hệ thống ao, sông, suối vẫn chưa được cắm biển cảnh báo nguy hiểm. Phần lớn các xã trên địa bàn huyện chưa có bể bơi, hoạt động bơi của trẻ và người dân chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên. Nhiều phụ huynh tự dạy bơi cho con em mình ở các sông, hồ, nhiều điểm tập bơi chưa đảm bảo an toàn. Như hồ Đồng Chanh (xã Nhuận Trạch) dù năm nào cũng xảy ra đuối nước, nhưng nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm đến tắm vào mùa hè. Hơn nữa, chương trình bơi an toàn PCĐN trẻ em mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, các hoạt động dạy bơi chưa nhiều...” - đồng chí Phạm Thu Hà chia sẻ thêm.

 
  Mạnh Hùng

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục