(HBĐT) - Cùng với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, hàng năm, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn rà soát, khám sàng lọc những bệnh nhân nghi lao, trường hợp phát hiện được quản lý, điều trị kịp thời. 

Trên cơ sở đó, đơn vị thường xuyên đôn đốc các trạm y tế xã, thị trấn triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao, tăng cường quản lý điều trị tại cộng đồng. Hàng quý, tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá thực chất, khách quan những việc đã làm được, chưa làm được trong công tác phát hiện, điều trị, quản lý bệnh nhân ngoại trú tại cơ sở, kịp thời nhắc nhở cơ sở khắc phục hạn chế trong việc triển khai công tác phòng, chống lao tại cộng đồng.


 

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao.

 

Theo số liệu thống kê, 10 tháng năm 2020, trung tâm đã khám cho 150 người nghi lao, lấy mẫu xét nghiệm 135 người, phát hiện 31 bệnh nhân lao mới, trong đó, 13 bệnh nhân lao phổi AFB (+), 6 bệnh nhân lao phổi AFB (-) và 12 bệnh nhân lao ngoài phổi. Tỷ lệ bệnh nhân lao được điều trị khỏi đạt 95%.

Bác sỹ Nguyễn Thị Hiền, Trung tâm Y tế huyện cho biết: Bệnh lao thường điều trị dài ngày và phải tuân thủ theo đúng phác đồ, nghĩa là uống đủ thuốc, đúng liều lượng, đúng, đủ thời gian. Nhiều người bệnh đã tự ý bỏ điều trị giữa chừng, hoặc điều trị không đúng phác đồ về thời gian, liều lượng dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng. Đây còn là nguyên nhân chính làm xuất hiện các vi khuẩn lao đa kháng thuốc. Do vậy, đơn vị chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại của bệnh lao cũng như các biện pháp phòng, chống lao, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức phòng bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao cần thực hiện một số biện pháp phòng, chống sau: Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ ngay tháng đầu sau sinh (tiêm vắc xin BCG, miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng); sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao; che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh; giữ nơi ở thoáng khí, đầy đủ ánh sáng, tránh làm việc quá sức, rèn luyện thân thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Người mắc bệnh lao tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách: Phát hiện và điều trị sớm, uống thuốc đều đặn, tái khám thường xuyên để bác sỹ biết việc điều trị có đạt hiệu quả hay không. Không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người... Người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định, đờm hoặc các vật dụng của người bệnh phải được xử lý đúng quy định. Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao. Khi có các biểu hiện nghi bị nhiễm lao phải đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.


Kim Tuất
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục