(HBĐT) - Đồng chí Trần Thị Ái Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Cuối đông, đầu xuân là thời điểm thuận lợi cho các bệnh lây qua đường hô hấp lây lan, trong đó có bệnh thủy đậu. Hiện tại, dù bệnh thủy đậu trên địa bàn tỉnh chưa có dấu hiệu lây lan diện rộng, tuy nhiên, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống để ngăn chặn bệnh bùng phát thành dịch. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì rất khó kiểm soát, bởi bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với virus qua nước bọt, dịch tiết mũi hoặc dịch từ các nốt phỏng vỡ ra.



Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh thủy đậu. Ảnh chụp tại Phòng tiêm dịch vụ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster, hay gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, thường tạo thành dịch ở trường học, nhà trẻ. Khi người chăm sóc bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh mà không thực hiện các bước diệt khuẩn, nguy cơ lây nhiễm cho người khác cũng rất cao. Thời gian ủ bệnh từ 7 - 10 ngày trước khi xuất hiện các nốt đỏ, mụn nước trên da. Khi mắc thủy đậu, những mụn nước trên da niêm mạc miệng không chỉ gây đau nhức, ăn uống khó khăn mà còn có nguy cơ để lại sẹo lõm, khiến trẻ mất tự tin về sau.
Khi phát bệnh, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, cũng có thể không có triệu chứng báo trước. Thời kỳ toàn phát, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt rạ phỏng nước. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24h, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước, dịch trong, thường hay ngứa. Nốt phỏng có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Trong trường hợp bình thường, những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Những trường hợp bội nhiễm, phỏng nước sẽ có màu đục, vàng… Biến chứng thứ hai có thể gặp phải là viêm phổi với triệu chứng nguy hiểm như đau ngực, khó thở, tím tái, ho ra máu. Biến chứng thần kinh gây mất điều hoà tiểu não cấp, viêm não..., thậm chí có thể gây tử vong. Bệnh có thể có những biến chứng rất nghiêm trọng như nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này. Chị Trần Thị H. ở phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) cho biết: Đến giờ, tôi vẫn ân hận khi không đưa con đi tiêm phòng thủy đậu sớm. Năm ngoái, con gái lớn mắc thủy đậu phải điều trị thời gian dài, đến nay, da cháu vẫn để lại sẹo, cháu mất tự tin và chỉ mặc áo dài tay khi ra đường.

Với tốc độ lây lan nhanh và không có thuốc đặc trị thì việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc cách ly, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ vệ sinh nơi học tập, vui chơi, tránh nguồn lây bệnh, việc đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc xin là cách hữu hiệu. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều, liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất sau 6 tuần. Điều nguy hại nhất đối với các phụ huynh nghĩ bệnh lành tính, tự đến tự đi khiến nhiều người không chủ động phòng bệnh cho con trẻ. Đó là nguyên do hàng năm vào mùa dịch, các phòng khám, trung tâm y tế và bệnh viện luôn có bệnh nhân phải nằm điều trị, để lại những biến chứng lâu dài.

Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục