Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, thống kê ban đầu cho thấy rà soát được hơn 5.000 trường hợp liên quan tại ổ dịch BV K bao gồm y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

 


Sáng 7/5, đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra việc thực hiện phong toả Bệnh viện K tại cơ sở Tân Triều và cơ sở Tam Hiệp (huyện Thanh Trì). Cùng đi có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Thanh Trì.

Chủ tịch UBND thành phố và đoàn đã kiểm tra cụ thể tình hình kiểm soát vòng ngoài các cơ sở Bệnh viện K; nghe lãnh đạo UBND huyện, Công an huyện Thanh Trì báo cáo tình hình bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát, việc hỗ trợ Bệnh viện thực hiện phong tỏa bảo đảm đúng quy định phòng dịch COVID-19...

Trước đó, từ 5h30 cùng ngày, 3 cơ sở Bệnh viện K bắt đầu thực hiện phong tỏa tạm thời để phòng, chống dịch COVID-19 sau khi phát hiện 10 ca dương tính với SARS-CoV-2 gồm 6 bệnh nhân và 4 người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Ngoại gan mật tại cơ sở 3 Tân Triều.

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, ngay trong đêm, UBND huyện Thanh Trì đã bố trí lực lượng công an, dân phòng lập các chốt kiểm soát tại các cổng các cơ sở Bệnh viện K trên địa bàn.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh nhận thấy việc kiểm tra, kiểm soát còn thiếu chặt chẽ, chưa thực sự bảo đảm đúng các quy định phòng dịch theo tinh thần "nội bất xuất ngoại bất nhập". Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo UBND huyện, Công an huyện Thanh Trì ngay lập tức chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát toàn diện khu vực các cơ sở Bệnh viên K trên địa bàn, lập thêm chốt bảo đảm tuyệt đối tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19 không để vì sự lơ là chủ quan mà làm phức tạp thêm tình hình. UBND huyện chỉ đạo rà soát ngay khu vực xung quanh Bệnh viện, yêu cầu tạm thời đóng cửa các hàng, quán kinh doanh sát bệnh viện để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Ổ dịch ở BV K phức tạp hơn BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh 1.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội trực tiếp kiểm tra tình hình chống dịch tại BV K Tân Triều. (Ảnh: TTXVN)

Đồng chí Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, khi thực hiện phong tỏa tạm thời các cơ sở Bệnh viện K, thống kê ban đầu cho thấy có hơn 5.000 liên quan bao gồm y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Ổ dịch tại đây có tính chất còn phức tạp hơn cả ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh). Do đó, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị, tập thể cán bộ, công nhân viên Bệnh viện K phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất để tham gia và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ yêu cầu phòng, chống dịch của Bộ Y tế và UBND thành phố; cùng động viên bệnh nhân, người nhà bệnh nhân yên tâm cùng đồng hành thực hiện cách ly y tế tại Bệnh viện. Chủ tịch UBND thành phố khẳng định sẽ hỗ trợ hết sức để Bệnh viện K thực hiện tốt nhiệm vụ phong tỏa để phòng dịch. Trước mắt, UBND huyện Thanh Trì duy trì liên lạc với Bệnh viện sẵn sàng hỗ trợ về nhu yếu phẩm bảo đảm nhu cầu sinh hoạt của người thực hiện phong toả cách ly trong các cơ sở bệnh viện trên địa bàn.

Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, mặc dù dịch đang diễn biến phức tạp nhưng thành phố đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự tham gia tích cực của người dân, nên tình hình vẫn cơ bản được kiểm soát. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các điểm cách ly, phong toả tạm thời như các cơ sở của Bệnh viện K để ngăn lây lan ra cộng đồng; đồng thời kiên định duy trì thực hiện "nhiệm vụ kép".

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị người dân chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, chủ động thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, tuyệt đối không lơ là, chủ quan; không ra khỏi nhà khi không cần thiết, không tụ tập đông người để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng chí Chu Ngọc Anh cũng nêu rõ, người dân yên tâm, không có chuyện thành phố phong tỏa hay giãn cách xã hội trên địa bàn như tin đồn thất thiệt trên mạng. Toàn bộ hệ thống chính trị đang nỗ lực từng giờ, từng phút để chống dịch.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND các cấp thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm quy định phòng, chống dịch; lần đầu nhắc nhở, lần sau sẽ xử phạt nếu vi phạm. Đặc biệt, Sở Y tế, các địa phương phải chú trọng kiểm soát an toàn, có phương án cụ thể phòng, chống dịch đối với các cơ sở và lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, nhất là các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn. Các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành từ thành phố xuống cơ sở phải nỗ lực với tinh thần cao nhất để làm chủ tình hình; kịp thời phát hiện ca bệnh, thần tốc truy vết, kịp thời cách ly, khi cần thiết sẽ phong toả diện hẹp theo khu vực như 1 tầng nhà, 1 con ngõ để bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch; sau khi an toàn sẽ dỡ phong tỏa khi ổn định.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Bộ Y tế, các bệnh viện thuộc quản lý của Bộ Y tế trên địa bàn như Bệnh viện K tăng cường phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội, nhất là về vấn đề thông tin để kịp thời phối hợp đồng bộ triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm hiệu quả cao nhất.

                                                                        Theo VTV News

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục