Sau khi xác lập kỷ lục số ca nhiễm cao nhất cả nước với 166 ca được phát hiện ngày hôm qua, sáng 22-6, TP Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận thêm 36 ca nhiễm mới trong tổng số 47 ca trên cả nước.


(Ảnh minh họa)
 
  • Việt Nam đã phát hiện 13.530 ca nhiễm, trong đó có 69 ca tử vong, 5.453 ca được điều trị khỏi
  • Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay: 10.257 ca, trong đó có 2.679 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh
  • 18 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.
 06:20
 Sáng 22-6: Ghi nhận 47 ca nhiễm Covid-19 trong nước
Sáng 22-6: Ghi nhận 47 ca nhiễm Covid-19 trong nước -0
 

Sáng 22-6, Việt Nam ghi nhận thêm 47 ca nhiễm mới (BN13484-13530) tại TP Hồ Chí Minh (36), Bắc Giang (9), Nghệ An (1), Gia Lai (1), trong đó 44 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 6 giờ ngày 22-6, Việt Nam có tổng cộng 11.827 ca ghi nhận trong nước và 1.703 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay: 10.257 ca, trong đó có 2.679 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 18 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Thái Bình, Vĩnh Phúc) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

Số lượng xét nghiệm từ 29-4 đến nay đã thực hiện 2.544.659 xét nghiệm cho 5.776.150 lượt người.

Như vậy, tính đến sáng nay, Việt Nam đã phát hiện 13.530 ca nhiễm, trong đó có 69 ca tử vong, 5.453 ca được điều trị khỏi. 

Ngày 21-6, cả nước ghi nhận 272 ca mắc mới Covid-19, trong đó, năm ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (2), Hải Dương (1), Kiên Giang (1), An Giang (1); và 267 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (166), Bắc Giang (51), Bình Dương (21), Bắc Ninh (13), Nghệ An (5), Đà Nẵng (4), Tiền Giang (2), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (2), Trà Vinh (1). 258 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Thêm 224 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca điều trị khỏi là 5.453. Trong ngày hôm qua, Việt Nam cũng ghi nhận thêm ba ca tử vong có liên quan đến Covid-19.

Diễn biến dịch tại TP Hồ Chí Minh vẫn theo chiều hướng phức tạp, số ca nhiễm vẫn tăng cao và có nhiều ca vẫn đang được điều tra dịch tễ. 

Từ 0h00 ngày 22-6, UBND Thành phố cho phép mở cửa trở lại dịch vụ cắt tóc, gội đầu, dịch vụ ăn, uống trong nhà đảm bảo khoảng cách, có tấm chắn giữa người với người, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi.

 

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục