(HBĐT) - Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi là hoạt động nằm trong kế hoạch tiêm phủ vắc xin Covid-19 toàn diện trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những biện pháp quan trọng, nhằm bảo vệ tốt nhất cho toàn dân trước dịch bệnh Covid-19. Trung tâm y tế các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT tổ chức tiêm chủng đảm bảo tiến độ và an toàn tuyệt đối.


Cán bộ y tế tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hoà Bình).

Là trường THCS nằm trong địa bàn phức tạp về dịch Covid-19, đồng thời có F0 là học sinh đang theo học, trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hoà Bình)đã phải triển khai học trực tuyến trong một thời gian dài. Ngày 23/12, nhà trường mới chính thức trở lại học trực tiếp và chuẩn bị cho kế hoạch thi học kỳ I năm học 2021 - 2022. Cũng thời điểm này,học sinh đến ngày tiêm vắc xin mũi 2 phòng Covid-19. Để thực hiện tốt công tác tiêm chủng, nhà trường đã lùi kế hoạch thi học kỳ, tập trung triển khai tiêm trong1 ngày. Theo khối lớp, học sinh đến tiêm được giáo viên hướng dẫn xếp hàng, kiểm tra thông tin,nhân viên y tế khám sàng lọc, tiêm và theo dõi trong vòng 30 phút. Học sinh đến tiêm phải có phụ huynh/người giám hộ đi kèm để cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý cho đội ngũ nhân viên y tế và ký cam kết tiêm chủng.

Chị Lê Thị Hường, phụ huynh học sinh trường THCS Lý Tự Trọng chia sẻ: Trước khi quyết định cho con tiêm, tôi đã được giáo viên chủ nhiệm thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin và những lưu ý, hướng dẫn khi theo dõi con trong quá trình tiêm chủng. Mặc dù đây là mũi 2 nhưng những phản ứng sau tiêm như sốt, đau người vẫn có thể xảy ra, vì vậy, tôi theo sát con trong quá trình tiêm và theo dõi sức khỏe thường xuyên khi trở về nhà. Về nhà con có biểu hiểu sốt trên 390C, tôi đã gọi điện cho cán bộ y tế phường để được tư vấn và hướng dẫn. Tôi rất yên tâm vì con đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch.

 

Cũng thuộc địa bàn có ca lây nhiễm cộng đồng tương đối cao, học sinh tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) được quay lại trường muộn hơn so với nhiều trường khác trên địa bàn huyện. Triển khai hoạt động tiêm chủng, các trường đã xây dựng kế hoạch, chia khung giờ tiêm cho học sinh. Chị Nguyễn Ngọc Hà, thị trấn Lương Sơn cho biết: Khi đưa con đi tiêm, tôi rất lo vì có thể tập trung đông, tuy nhiên, tôi thấy nhà trường phân luồng học sinh, giăng dây, chia nhiều điểm tiêm tách biệt và chia khung giờ cho từng khối nên thấy yên tâm vì cách làm khoa học, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch (PCD).

Theo đồng chí Nguyễn Thị Đông, trạm y tế phường Thống Nhất (TP Hoà Bình),ngành y tế đã tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng, đặc biệt về công tác khám sàng lọc và xử lý phản ứng sau tiêm. Chính vì vậy, đợt tiêm mũi 1 đảm bảo an toàn tuyệt đối.Tuy nhiên, không vì thế mà cán bộ y tế chủ quan, chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm chủng. Rà soát trước tất cả các điều kiện chuẩn bị về trang thiết bị, vật tư y tế, phương án xử lý cấp cứu khi tiến hành tiêm chủng. 

Triển khai công tác tiêm chủng cho trẻ em, Sở Y tế đã phối hợp Sở GD&ĐT,UBND các huyện, thành phố rà soát, thống kê số trẻ em từ 12 - 17 tuổi đang quản lý tại các cơ sở giáo dục và ngoài cộng đồng để tổ chức tiêm chủng.Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT, THCS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức điểm tiêm chủng lưu động tại trường học. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng tuân thủ điều kiện PCD bệnh,yêu cầu, hướng dẫn của y, bác sỹ, đảm bảo an toàn tiêm chủng. Đẩy mạnh truyền thông để cha mẹ, người giám hộ đồng ý cho trẻ tham gia tiêm chủng. Tích cực phối hợp với các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát, cập nhật, lập danh sách bổ sung trẻ tại các cơ sở giáo dục hoặc trẻ vãng lai tại địa phương.

 

Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến ngày 24/12, toàn tỉnh có 74.037/74.734 trẻ em từ 12 - 17 tuổi tiêm mũi 1, đạt 99,07%, trong đó, các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 1 trẻ em đạt 100%. Các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Thủy, Lương Sơn đã triển khai tiêm vắc xin mũi 2,tỷ lệ tiêm mũi 2 tại Đà Bắc đạt 95%; Cao Phong 92%, Lạc Thủy đạt 96%; Tân Lạc đạt 97%. Tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 2 trẻ từ 12 - 17 tuổi toàn tỉnh là 39,46%. Các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin trẻ em hoàn thành trong tháng 12/2021.

Theo chỉ đạo của ngành Ytế, trong thời gian tới, trung tâm y tế các huyện, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin bao phủ mũi 2 cho 100% người trên 12 tuổi, trừ đối tượng chống chỉ định đảm bảo tiến độ, an toàn, ưu tiên cho các đối tượng nguy cơ cao. 

 

Đinh Hòa

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục