(HBĐT) - Đối với người Việt, Tết cổ truyền thật thiêng liêng, là những ngày trọng đại nhất trong năm. Quanh năm đi làm ăn xa, ai cũng muốn đến Tết để về thăm quê hương, sum họp cùng ông bà, cha mẹ. Đối với một số bạn trẻ, Tết - thời điểm đẹp nhất trong năm để xách ba lô lên đường khám phá những miền đất mới. Nhưng để bảo vệ thành quả trong công tác chống dịch Covid-19 của các cấp, ngành, của địa phương, từng cá nhân, gia đình thay đổi kế hoạch đón Tết Nhâm Dần.


Hạn chế du xuân đến những nơi đông người, các bạn trẻ lựa chọn ở nhà tìm hiểu về các món ăn truyền thống của cha ông trong dịp Tết Nguyên đán.

Chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần 2022, nhiều gia đình đã linh hoạt phương thức mua sắm để đảm bảo an toàn trong phòng dịch Covid-19. Những ngày giáp Tết, nhiều chị em không tất bật mua sắm ngoài chợ mà chuyển sang mua sắm online. Ngày Tết, các trang thương mại điện tử thực hiện nhiều chương trình khuyến mại rầm rộ. Chỉ cần ngồi nhà, lên mạng truy cập Shopee, Sendo, Lazada... là tha hồ chọn lựa các mặt hàng phong phú. Chơi đào, hay quất chỉ cần vào các tài khoản mạng xã hội của nhà vườn, chụp hình ảnh gửi qua Zalo hoặc Facebook là có thể chọn được cây ưng ý và được vận chuyển đến tận nhà mọi lúc. Thời gian tất bật mua sắm ngày Tết thay vào đó là thời gian thảnh thơi dành cho sự sum họp, chăm sóc gia đình.

Không khí chào đón năm mới tại những miền quê trong tỉnh ngày giáp Tết thật đầm ấm. Tết đơn giản một chút cũng chẳng sao miễn là an toàn, không phải giãn cách, cách ly. Đa số các gia đình ở vùng nông thôn vẫn giữ tục lệ đụng lợn ngày Tết nhưng không tụ tập ăn uống linh đình. Ông Bùi Văn Hiền, xóm Vó Giữa, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Mọi năm, những ngày giáp Tết, xóm làng rộn ràng lắm, các gia đình, dòng họ thịt lợn liên hoan linh đình. Năm nay thì khác, gia đình tôi và mọi nhà trong xóm chỉ tổ chức ăn uống quy mô nhỏ với anh em trong nhà để gặp gỡ, hàn huyên, hạn chế tập trung đông người. Xóm làng những ngày giáp Tết không còn cảnh tụ tập đông đúc "chén chú chén anh”.

Chị Trần Minh Trang - sống và làm việc tại TP Hà Nội tâm sự: Quê tôi ở huyện Yên Thủy. Theo kế hoạch, năm nay, gia đình tôi sẽ về quê đón Tết cùng ông bà nhưng từ đầu tháng 12 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội và Hòa Bình nên tôi và chồng quyết định năm nay sẽ đón Tết tại Hà Nội. Mặc dù 1 năm nay chưa được về thăm quê, nhớ quê, nhớ người thân, nhớ không khí quây quần bên gia đình, song nếu di chuyển về quê ăn Tết sẽ rất nguy hiểm cho các cháu nhỏ. Không về quê đón Tết cùng gia đình, tôi thường xuyên gọi điện qua facebook hoặc zalo cho người thân để đón năm mới cùng quê hương, tổ tiên và chúc ông bà, bố mẹ những lời chúc tốt lành nhân dịp năm mới.

Đón Tết thời Covid đối với những người con xa quê, xa gia đình thì công nghệ số là cầu nối tình thân. Nhờ sự phát triển của công nghệ, những người con xa xứ sử dụng video call, live stream, viber, Facebook, zalo… có thể trò chuyện trực tiếp với người thân, gửi những lời chúc tốt đẹp tới gia đình trong khoảnh khắc giao thừa, đón năm mới. Họ cũng có thể gửi những món quà bằng video, hình ảnh cực kỳ phong phú, sinh động. Tết Nhâm Dần năm nay, là cái Tết thứ 2 cô gái trẻ Bùi Thị Thanh, quê ở phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) không về quê đón năm mới. Thanh nhớ lại: Tết Tân Sửu năm ngoái, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên mình quyết tâm ở lại nước Pháp đón năm mới cùng cộng đồng người Việt tại Pháp. Chiều 30 Tết nhớ nhà da diết mình gọi Facebook về hỏi thăm ông bà, bố mẹ. Mình an tâm hơn khi nhìn thấy hình ảnh ông bà khỏe mạnh, bố mẹ hồ hởi khoe cành đào, chậu hoa. Dù cách xa nửa vòng trái đất, song nhờ công nghệ tôi vẫn có thể cùng gia đình mình thưởng thức bữa cơm chiều 30 Tết ấm áp.

Tết thời Covid là không tập trung đông người, hạn chế du xuân mà giành thời gian nhiều hơn để đoàn tụ bên gia đình, chia sẻ chuyện vui buồn của năm cũ. Gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm, cùng xem ti vi nhâm nhi chén trà, thưởng thức miếng cam vàng óng, ngọt đậm đà. Các bà, các mẹ dạy con trẻ chế biến những món ăn truyền thống trong ngày Tết. Giá trị cốt lõi của Tết là gia đình sum vầy, là tình cảm và những lời chúc chân thành từ trái tim mỗi người con đất Việt được bảo tồn.


Thu Thủy


Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục