Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 5/5 đến 16 giờ ngày 6/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.819 ca mắc mới ở trong nước (giảm 486 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 2.706 ca trong cộng đồng).


Điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh: TTXVN

Ngày 6/5 có 1.817 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; nâng tổng số người được điều trị khỏi ở nước ta lên  9.316.237 ca; hiện còn 480 bệnh nhân nặng đang thở ô xy.

Cụ thể, các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (673 ca), Phú Thọ (292 ca), Vĩnh Phúc (203 ca), Bắc Ninh (174 ca), Tuyên Quang (163 ca), Nghệ An (145) ca, Quảng Bình (129 ca), Quảng Ninh (123 ca), Bắc Giang (122 ca), Nam Định (113 ca), Yên Bái (107 ca), Bắc Kạn (101 ca), Lào Cai (94 ca), Đà Nẵng (87 ca), Hải Dương (79 ca), Ninh Bình (77 ca), Đắk Nông (73 ca), Sơn La (69 ca), Hà Nam (68 ca), Thái Bình (65 ca), Lạng Sơn (61 ca), Thái Nguyên (59 ca), Cao Bằng (54 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (47 ca), Bình Phước (47 ca), Hải Phòng (46 ca), Hưng Yên (44 ca), Hòa Bình (44 ca), Hà Giang (41 ca), Quảng Trị (41 ca), Hà Tĩnh (39 ca), Điện Biên (36 ca), Thanh Hóa (34 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (32 ca), Quảng Ngãi (30 ca), Bình Định (25 ca), Lai Châu (22 ca), Bình Dương (18 ca), Tây Ninh (18 ca), Bình Thuận (16 ca), Bến Tre (16 ca), Long An (13 ca), Vĩnh Long (13 ca), Khánh Hòa (11 ca), Thừa Thiên Huế (10 ca), Phú Yên (9 ca), Quảng Nam (9 ca), Bạc Liêu (6 ca), Kiên Giang (5 ca), Trà Vinh (4 ca), Đồng Nai (3 ca), Cà Mau (3 ca), Đồng Tháp (2 ca), Hậu Giang (2 ca), An Giang (1 ca) và Cần Thơ (1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Phú Thọ (147 ca), Lâm Đồng (87 ca), Vĩnh Phúc (70 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm Quảng Bình (48 ca), Đắk Nông (35 ca), Nghệ An (28 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.696 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.670.570 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.840 ca mắc).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.662.820 ca, trong đó có 9.313.420 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này là: Hà Nội (1.590.463 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (608.660 ca), Nghệ An (482.350 ca), Bắc Giang (385.581 ca) và Bình Dương (383.496 ca).

Từ 17 giờ 30 phút ngày 5/5 đến 17 giờ 30 phút ngày 6/5, nước ta ghi nhận 6 ca tử vong do COVID-19. Trung bình, số tử vong ghi nhận ở nước ta trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.055 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong ở nước ta xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong ở nước ta xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN); số tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ ngày 27/4/2021 đến nay, nước ta đã thực hiện được 39.501.068 mẫu xét nghiệm, tương đương 85.804.106 lượt người, tăng 332 mẫu so với ngày trước đó.

Ngày 5/5 có 191.452 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm ở nước ta là 215.350.776 liều. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.263.356 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.380.923 liều.  Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới tuổi là 1.706.497 liều (mũi 1).

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục