(HBĐT) - Thời gian qua, ngành Y tế luôn quan tâm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe (CSSK) Nhân dân thông qua việc tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Các y, bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám, điều trị cho người bệnh.

Là đơn vị điều trị tuyến cuối của tỉnh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh luôn quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên môn, triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật công nghệ cao, không ngừng cải tiến chất lượng KCB, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ CSSK Nhân dân. Bệnh viện có 44 khoa, phòng với 816 cán bộ, 850 giường kế hoạch, 1.131 giường thực kê. Nhân lực sau đại học có 4 tiến sĩ, 18 bác sĩ CK2, 60 bác sĩ CK1 và 18 thạc sĩ.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Nhiều kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong công tác KCB được bệnh nhân và Nhân dân ghi nhận như: Nội soi tiêu hóa, nội soi hô hấp; các kỹ thuật thăm dò huyết động, can thiệp điều trị đột quỵ não cấp; phẫu thuật nội soi khớp vai; vi phẫu thuật cột sống - thần kinh, phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật điều trị són tiểu ở phụ nữ sau sinh, phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, đại tràng... Đặc biệt, cuối năm 2022, bệnh viện được Bộ Y tế thẩm định, công nhận là đơn vị thứ 38/135 bệnh viện hạng I trong cả nước đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử.

Từ ngày 1/1/2023, BVĐK tỉnh chính thức triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Một số dịch vụ KCB theo yêu cầu thu hút sự quan tâm của người dân như: mời chuyên gia từ các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, K về can thiệp tim mạch, nội soi tiêu hoá gây mê, phẫu thuật thực hiện tại đơn vị, góp phần đáng kể giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, giảm chi phí cho người bệnh và chi phí xã hội, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại tuyến tỉnh.

Hiện nay, mạng lưới cơ sở y tế của tỉnh gồm 2 bệnh viện tuyến tỉnh; 2 chi cục; 4 trung tâm trực thuộc tuyến tỉnh; 1 trường trung cấp y và 10 trung tâm y tế huyện, thành phố. Các đơn vị y tế cơ bản đáp ứng được hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ quy định. 151 trạm y tế/151 xã, phường, thị trấn đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản và nhân lực để thực hiện công tác CSSK ban đầu cho Nhân dân.

Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Những năm gần đây, ngành Y tế tỉnh sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách hạn hẹp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm, từng bước trang bị cho các đơn vị y tế đảm bảo theo đúng tiêu chí phân tuyến, trong đó có nhiều thiết bị hiện đại đã hỗ trợ tích cực cho việc chẩn đoán, điều trị các ca bệnh phức tạp. Ngoài BVĐK tỉnh là bệnh viện hạng I, các trung tâm y tế huyện, thành phố không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, áp dụng nhiều kỹ thuật của tuyến tỉnh và tuyến T.Ư. Công tác y học cổ truyền, y tế dự phòng luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, ngành Y tế khuyến khích, động viên các y, bác sĩ tích cực nghiên cứu, ứng dụng y học tiên tiến vào thực tế khám, điều trị cho người bệnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai, thực hiện tốt.

Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế tập trung tổ chức phân trực các tuyến theo đúng quy định của Bộ Y tế tại các đơn vị. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc phân luồng khám, cách ly, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân tại cơ sở KCB. Thực hiện nghiêm văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án triển khai hệ thống KCB từ xa và hệ thống hỗ trợ trực tuyến cho người dân giai đoạn 2022 - 2025. Tham mưu xây dựng và HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác KCB cho Nhân dân trong tỉnh.

Đặc biệt, ngành Y tế luôn chú trọng trau dồi y đức, chuyên môn để chăm sóc người bệnh được toàn diện với mục tiêu "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của công chức, viên chức y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Với những giải pháp đồng bộ, kết quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân trên địa bàn ngày một tốt hơn, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH hàng năm của tỉnh.

Hương Lan


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục