(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.


Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám lại cho bệnh nhi trước khi xuất viện. 

Bé trai tên L.T.H (huyện Đà Bắc), nhập viện ngày 4/5 do đuối nước. Theo người nhà cho biết, khoảng 11h cùng ngày, bé đi chơi cùng bạn bị trượt chân xuống dòng suối gần nhà. Sau khi bị tai nạn, bé được bạn dùng gậy gạt vào bờ trong tình trạng tím tái, không thở. Sau vài phút người nhà phát hiện ra đã tiến hành sơ cứu ép tim, hà hơi, bế dốc ngay lập tức. Sau sơ cứu, trẻ thở lại, được vận chuyển lên trạm y tế rồi chuyển viện tỉnh.

Tình trạng ban đầu của trẻ được đánh giá rất nguy kịch: Li bì, glasgow dưới 12 điểm, suy hô hấp, phù phổi cấp, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, bụng chướng căng hút dịch dạ dày ra nhiều máu đỏ tươi. Các bác sĩ chẩn đoán: Trẻ bị phù phổi cấp/suy đa tạng/trẻ đuối nước giờ thứ 4. Trẻ được cấp cứu, điều trị tích cực: thở máy, nuôi dưỡng hoàn toàn bằng truyền tĩnh mạch, kháng sinh, lợi tiểu, bơm rửa dạ dày… Sau 3 ngày điều trị, trẻ cai được máy thở, thở oxy, nuôi ăn kết hợp qua sonde dạ dày. Sau 7 ngày, trẻ tỉnh, tiếp xúc tốt, dừng thở oxy, tự ăn được, các xét nghiệm ổn định.

Bác sĩ Ninh Duy Kiên, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Trường hợp của bệnh nhi rất may mắn khi kết hợp được nhiều yếu tố để cứu bé thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Trước tiên, bé được phát hiện kịp thời, thời gian chìm dưới nước có thể không quá lâu. Sau đó, bé được người nhà sơ cứu đúng cách, có hiệu quả, giúp cho quá trình điều trị sau này. Bên cạnh đó là quá trình điều trị tích cực, chăm sóc tỉ mỉ, sát sao của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện.

Trường hợp nếu không phát hiện kịp thời, sơ cứu không đúng cách, trẻ có nguy suy hô hấp thiếu oxy lên não, dẫn đến bại não và các di chứng khác. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Theo thống kê của khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, hàng năm, khoa đều tiếp nhận trường hợp trẻ bị đuối nước nhập viện. Có trẻ không may mắn và tử vong sau đó, cũng có trẻ may mắn được cứu sống nhưng để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, thông qua trường hợp trên, bác sĩ chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đặc biệt lưu ý tới các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý đến trẻ, nhất là khi mùa hè đến. Cần hạn chế cho trẻ vui chơi một mình tại các khu vực có sông, suối, ao, hồ; phải cùng có mặt lúc trẻ vui chơi. Trường hợp phát hiện trẻ đuối nước, cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách, liên hệ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

Nguyễn Tuyết
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục