(HBĐT) - Từ ngày 20/10, Covid-19 được điều chỉnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A chuyển sang nhóm B. Theo đó, các chính sách của người bệnh và người tham gia chống dịch Covid-19 có sự thay đổi so với trước đây.


Ngành Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Ảnh chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định tại điểm b, khoản 1 và khoản 2, Điều 3, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, từ ngày 20/10, Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh) mà chính thức được chuyển sang bệnh thuộc nhóm B (nhóm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong).

Quyết định của Bộ Y tế nêu rõ, bổ sung nhóm, thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh Covid-19. Theo đó, bệnh Covid-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày. Việc sửa đổi thời gian ủ bệnh trung bình giảm từ 14 ngày còn 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh Covid-19 mới giảm từ 28 ngày còn 8 ngày căn cứ trên cơ sở khoa học, diễn biến tình hình dịch Covid-19 hiện nay và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Theo đồng chí Nguyễn An Trường, Phó Giám đốc Sở Y tế, căn cứ quyết định của Bộ Y tế, Sở Y tế đã ban hành Văn bản số 3243/SYT-NVY, ngày 25/10/2023 điều chỉnh bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 gửi các đơn vị trong ngành thực hiện theo đúng quy định. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 5.435 ca nhiễm Covid-19. Trong đó, 3 tháng gần đây các ca bệnh giảm, dao động từ 10 - 12 ca/tháng.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường, chuyên trách phòng, chống dịch, Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, trước đây, công tác báo cáo tình hình dịch Covid-19 được tiến hành thường xuyên theo diễn biến tình hình dịch bệnh. Hiện nay, Covid-19 đã được chuyển sang như các bệnh truyền nhiễm nhóm B, chúng tôi không thống kê thường xuyên nữa.

Chị Nguyễn Thị Hương, tổ 17, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Thời gian vừa rồi tôi cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, rát họng, mua test ở hiệu thuốc về thử mới khẳng định mình mắc Covid-19. Tôi đã xin nghỉ việc ở nhà điều trị đỡ mới tiếp tục đi làm. Mới đây, thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, tôi biết được Covid-19 được chuyển sang bệnh nhóm B, cảm thấy yên tâm vì bệnh không còn nguy hiểm như trước nữa.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Bộ Y tế, virus vẫn luôn có sự biến đổi, do đó dù chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B vẫn cần tiếp tục có sự giám sát trên ca bệnh. Đồng thời lồng ghép giám sát Covid-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây các bệnh đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm khác; thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ… Hiện nay, ngoài Covid-19 vẫn còn nhiều bệnh truyền nhiễm khác, ngành Y tế khuyến cáo: Người dân nên tiếp tục đeo khẩu trang tại nơi công cộng, đông người phòng tránh các tác nhân lây bệnh khác, đảm bảo sức khỏe. Người bị Covid-19 cần đeo khẩu trang trong vòng 10 ngày kể từ khi phát bệnh; người chăm sóc cho người mắc, kể cả chăm sóc tại gia đình cũng nên đeo khẩu trang. Người dân, nhân viên y tế duy trì đeo khẩu trang tại các cơ sở khám, chữa bệnh, vì ngoài Covid-19 còn nhiều tác nhân gây bệnh khác có thể phòng tránh được thông qua việc đeo khẩu trang. Hiện, vẫn chưa có quy định nào về việc bỏ đeo khẩu trang ở cơ sở khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, việc thanh toán viện phí của người bệnh cũng được chia theo 2 tình huống. Nếu người bệnh vào viện điều trị từ ngày 19/10 trở về trước, ngân sách nhà nước thanh toán; người bệnh vào viện khám, điều trị Covid-19 từ ngày 20/10, bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán và bệnh nhân cùng chi trả. Trường hợp người bệnh không tham gia BHYT phải tự chi trả toàn bộ chi phí. Người bệnh đi khám, chữa bệnh Covid-19 phải thực hiện theo quy định. Người bệnh đi khám, điều đúng tuyến được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định của BHYT. Nếu tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến được hưởng hỗ trợ ít hơn, thậm chí không được hưởng. Cũng từ ngày 20/10, thực hiện theo đúng quy định của nhóm B sẽ không thực hiện chi trả chế độ phòng, chống dịch với người tham gia chống dịch.


Hương Lan


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục