Điều quan trọng nhất mà bạn cần nắm chắc, hiểu rõ và tin tưởng là: Tất cả các bác sĩ đều muốn làm những gì tốt nhất cho bệnh nhân của mình còn các nguy cơ nếu xảy ra là sự không tránh khỏi và không ai mong muốn. Trong trường hợp nếu các nguy cơ xảy ra, bạn cần trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cải thiện tình trạng của mình.

 Sau phẫu thuật vết thương có thể chậm liền.

Nguy cơ chậm liền

Một số bệnh nhân cần thời gian dài hơn bình thường để có thể liền vết thương, liền xương... đặc biệt là những bệnh nhân có những yếu tố thuận lợi như có bệnh mạn tính, bệnh của hệ thống miễn dịch, bệnh chuyển hóa... Quá trình liền thương về cơ bản phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, một số yếu tố khác có thể được nhắc đến như: nhiễm khuẩn... nhưng không đóng vai trò chủ yếu.

Khó thở sau phẫu thuật

Đối với những phẫu thuật đòi hỏi việc gây mê toàn thân, nguy cơ khó thở và khó khăn trong việc bỏ máy thở là một trong những nguy cơ có thể gặp. Một số bệnh nhân có thể phải thở máy lâu hơn, một số bệnh nhân có thể phải thực hiện việc phục hồi chức năng đồng thời với việc cai máy thở. Những bệnh nhân có thể gặp những nguy cơ này thường là những bệnh nhân có nguy cơ mạn tính về bệnh lý hô hấp và tim mạch.

Nhiễm khuẩn sau mổ

Mọi cuộc phẫu thuật đều đòi hỏi phải phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể trong đó lớn nhất là da. Đây là cơ hội để cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Quá trình phẫu thuật được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn, tuy nhiên theo tính toán thì không thể có sự vô khuẩn tuyệt đối, do đó, nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn này lên như: đái tháo đường, bệnh lý toàn thân khác, kém dinh dưỡng... Mọi biện pháp về chủ quan và khách quan đều nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ này.

Chấn thương trong quá trình phẫu thuật

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, vì những điều kiện khách quan mà có thể xảy ra những chấn thương khác trong phẫu thuật như: cắt ruột thừa bị thủng ruột, cắt tử cung phạm phải niệu quản, kết hợp xương phạm phải mạch máu... Những thương tổn này có thể được phát hiện và xử lý ngay nhưng cũng có thể sau phẫu thuật mới phát hiện ra. Khi phát hiện xảy ra sự cố, việc can thiệp lại có thể được đặt ra và thực hiện ngay.

Liệt sau phẫu thuật

Một trong những biến chứng ít gặp nhưng rất nặng nề có thể xảy ra là liệt thần kinh sau phẫu thuật. Việc này thường gặp hơn ở các phẫu thuật não và tủy sống, tiếp theo là các phẫu thuật chi như kết hợp xương, phẫu thuật khớp... các phẫu thuật này có sử dụng garô để giảm thiểu sự chảy máu, tuy nhiên do sự nhạy cảm của thần kinh ngoại vi của từng bệnh nhân có thể dẫn đến liệt thần kinh. Nguyên nhân của liệt thần kinh trong các trường hợp này là do tổ chức thần kinh bị thiếu máu nuôi. Về cơ bản, liệt này có thể hồi phục nhưng vẫn có tỷ lệ không hồi phục thần kinh sau mổ. Một số trường hợp, có thể cải thiện chức năng bằng các phẫu thuật chỉnh hình chuyển gân, một số trường hợp khác thì khó khăn hơn.

Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn

Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn là điều mà cả phẫu thuật viên và bệnh nhân đều không mong muốn. Trong một số trường hợp, mặc dù tất cả mọi biện pháp điều trị đều tốt và chuẩn mực nhưng kết quả phẫu thuật vẫn không được như mong muốn. Điều này được giải thích do nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng như: vấn đề cơ địa, vấn đề kỹ thuật. Trong một số trường hợp, khi nguyên nhân của kết quả kém sau phẫu thuật được xác định, việc can thiệp phẫu thuật lại có thể được đặt ra.

Tê bì và dị cảm sau phẫu thuật

Một số bệnh nhân phàn nàn về tình trạng tê bì hoặc dị cảm tại vùng mổ hoặc vùng lân cận. Tình trạng này có thể liên tục hoặc ngắt quãng. Yếu tố có thể lý giải là: các nhánh thần kinh cảm giác bị cắt phải khi thực hiện đường rạch da. Về cơ bản, các nhánh thần kinh cảm giác sẽ hồi phục, tuy nhiên việc này đòi hỏi thời gian.

Sẹo mổ

Là điều không tránh được sau phẫu thuật. Sẹo mổ có thể dài, ngắn hoặc rất ngắn, tùy theo loại phẫu thuật, trang thiết bị dụng cụ... Liền sẹo là quá trình tự nhiên, ở một số bệnh nhân có thể sẹo to, xấu do yếu tố cơ địa. Tùy theo loại phẫu thuật sạch hay phẫu thuật nhiễm mà việc phục hồi vết mổ có thể khác nhau.

Sưng nề sau phẫu thuật

Sưng nề quanh vị trí phẫu thuật và các phần thấp hơn của cơ thể là diễn biến bình thường sau phẫu thuật. Ví dụ: Mổ vùng vai có thể sưng nề bàn tay và cẳng tay, mổ vùng gối có thể sưng nề vùng cẳng chân, bàn chân. Về cơ bản, sự sưng nề này sẽ dần dần đỡ đi và hết, quá trình này có thể kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Nguyên nhân của sự sưng nề được cho là sự thay đổi tuần hoàn trở về do ảnh hưởng của phẫu thuật và các thương tổn trước phẫu thuật. Một số biện pháp có thể làm giảm và làm hết sưng nề nhanh như chườm lạnh, dùng thuốc giảm phù nề, các biện pháp vật lý trị liệu...

Như vậy, khi đứng trước sự lựa chọn phẫu thuật, bệnh nhân phải hiểu rằng bạn phải chấp nhận các nguy cơ của phẫu thuật và gây mê hồi sức. Các nguy cơ này có thể tỉ lệ rất nhỏ nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu bạn quyết định lựa chọn phẫu thuật, vấn đề bạn nên quan tâm trước tiên là bạn có thực sự tin tưởng vào bác sĩ phẫu thuật và êkip thực hiện phẫu thuật cho bạn hay chưa? Nếu bạn tin tưởng vào trình độ chuyên môn của êkip sẽ thực hiện phẫu thuật cho bạn thì bạn có thể tin rằng, họ sẽ làm tất cả những gì tốt nhất có thể để đạt được kết quả phẫu thuật tốt nhất và cuộc phẫu thuật diễn ra được an toàn nhất.
 
                                                                            Theo Báo SKĐS
 

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục