Các loại kẹo không nguồn gốc bày bán công khai tại chợ Đồng Xuân.

Các loại kẹo không nguồn gốc bày bán công khai tại chợ Đồng Xuân.

Mỗi khi người dân hoang mang trước các thông tin về thực phẩm (TP) không an toàn, các cơ quan chức năng lại khuyến cáo người dân nên lựa chọn và sử dụng những loại TP có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thế nhưng, trên thị trường, những loại TP có tên, có tuổi như vậy không nhiều.

Chợ đầu mối bán TP trôi nổi

Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra tại chợ Đồng Xuân, mở màn cho đợt ra quân kiểm tra rầm rộ phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần với kết quả rất đáng ngạc nhiên. Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối tiêu thụ các mặt hàng lớn nhất miền Bắc mới chỉ có 42/155 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Lý do là vì các cơ sở kinh doanh không thể hoàn thành hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

Theo bác sĩ Ngô Thị Thu Hương - Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm - có cửa hàng có 15 mặt hàng, theo quy định, chủ cửa hàng phải có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ của 15 mặt hàng, nhưng thường họ chỉ xuất trình được khoảng 7-8 mặt hàng. Còn lại đều không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Theo các chủ cơ sở kinh doanh tại chợ, không phải họ mua bán hàng không có nguồn gốc, mà là không có đủ giấy tờ để chứng minh cho nguồn gốc đó. Các hộ kinh doanh mặt hàng khô, bánh, kẹo, mứt, hạt,... lấy hàng nhập lậu từ Trung Quốc thì làm sao có được hoá đơn để chứng minh nguồn gốc.

Điều lạ là chính những người làm công tác thanh - kiểm tra từ quận đến thành phố lại chấp nhận lời giải thích này. Chính vì thế, các mặt hàng TP trôi nổi vẫn có cơ hội tràn lan tại chợ đầu mối rồi tiếp tục đi khắp các địa phương trong cả nước.

Cấp giấy chứng nhận để làm vì


Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm - cơ quan có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân - cho rằng, dù mới có khoảng 30% số hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận, nhưng trong quá trình kinh doanh buôn bán, tất cả các cơ sở kinh doanh tại chợ đã phải ký cam kết đảm bảo các điều kiện quy định về VSATTP, tuân thủ đúng quy định về việc khám sức khỏe và tập huấn về công tác VSATTP.
 
Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm cho rằng: "VSATTP là một lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến đời sống của con người, nên không thể cấp chứng nhận bừa bãi, nếu chỉ chạy theo thành tích mà cấp cho đủ thì sẽ không đảm bảo chất lượng". Thế nhưng, các cơ sở dù chưa được cấp giấy chứng nhận vẫn kinh doanh những loại TP trôi nổi không nguồn gốc mà không bị cơ quan chức năng nào xử phạt. Và như vậy, việc cấp giấy chứng nhận sẽ chẳng còn ý nghĩa.

Về quản lý, kiểm soát các TP không nguồn gốc, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm vẫn chưa có biện pháp mạnh mà vẫn chỉ là thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở. Trong thời gian tới, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm sẽ phối hợp với Cty cổ phần chợ Đồng Xuân yêu cầu các hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP nên dán tại các quầy hàng, còn hộ nào chưa có giấy chứng nhận cũng phải treo biển chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận tại cửa hàng để người tiêu dùng lựa chọn khi mua TP.

Hiện Hà Nội có hàng nghìn cơ sở, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, chợ và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhưng chỉ có 55% số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Với tình hình này thì TP không nguồn gốc còn tiếp tục tràn lan.

 

                                                        Theo LĐ

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục