Bệnh nhân tiêu chảy cấp đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Quốc gia năm 2008. 
(Ảnh minh họa: VNN)

Bệnh nhân tiêu chảy cấp đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Quốc gia năm 2008. (Ảnh minh họa: VNN)

- Tết Nguyên đán Canh Dần đã cận kề nhưng cả cúm gia cầm H5N1 và dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đang cùng trở lại, làm dấy lên nguy cơ dịch có thể bùng phát mạnh vào đúng dịp Tết.

Lần này, dịch tiêu chảy cấp tiếp tục trở lại với An Giang. Cách đây không lâu, địa phương này đã ghi nhận 3 ca mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả.

 

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), từ ngày 19/01 đến ngày 28/01/2010, toàn tỉnh An Giang đã có 45 trường hợp tiêu chảy cấp phải nhập viện.

 

Kết quả xét nghiệm ban đầu xác định có 7 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả. Điều tra dịch tễ cho thấy, cả 7 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả đều sinh sống ở tỉnh Tà Keo và tỉnh Cần Đan, Campuchia, sau khi nhiễm bệnh đã qua Việt Nam (tỉnh An Giang) điều trị.

 

Cục Y tế dự phòng và Môi trường đã chỉ đạo ngành y tế địa phương tiến hành điều tra, giám sát và xử lý triệt để các ổ dịch đầu tiên, tuyên truyền cho người dân các biện pháp chủ động để phòng, chống dịch.

Trong khi đó, dịch cúm gia cầm H5N1 đang bùng phát tại Hà Tĩnh. Theo báo cáo từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì từ ngày 20/1 đến ngày 25/1, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục phát hiện 4 ổ dịch cúm gia cầm gồm: Phường Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh), xã Cầm Thạch, Cẩm Nam (huyện Cẩm Xuyên) và xã Thạch Đoài (huyện Thạch Hà). Như vậy, hiện tại tỉnh Hà Tĩnh đã phát ra 6 ổ dịch tại 3 huyện. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 8.212 con (2.380 con gà, 5.456 con vịt và 376 con ngan).

 

Ngành y tế địa phương đã phối hợp cùng với cơ quan Thú y tiến hành giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm cúm A(H5N1) ở người để cách ly, xử lý triệt để ổ dịch.

 

Trong mấy ngày qua, tại các khu vực có dịch cúm gia cầm, nhiều người sau khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, xuất hiện các triệu chứng về đường hô hấp đến khám tại các cơ sở y tế. Trung tâm YTDP Hà Tĩnh đã lấy 7 mẫu bệnh phẩm là các trường hợp có hội chứng cúm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cả 7 mẫu đều âm tính với vi rút cúm A(H5N1).

 

Trung tâm y tế dự phòng địa phương đã lập danh sách những người tham gia tiêu huỷ gia cầm và những hộ gia đình có gia cầm bị bệnh để tiến hành theo dõi sức khỏe hàng ngày, đồng thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân trong vùng dịch các biện pháp phòng bệnh.

 

Hạn chế tụ tập ăn uống đông người để phòng dịch

 

Bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả và bệnh cúm A(H5N1) ở người là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền nhanh, tỷ lệ tử vong cao; để chủ động phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán Canh Dần, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như:

 

1. Không nên tổ chức ăn uống đông người khi không thật sự cần thiết; Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sử dụng nước sạch để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, đặc biệt là phòng tránh bệnh tả.

 

2. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời.

 

3. Không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại các khu vực có ổ dịch cúm trên gia cầm; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

4. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến cúm gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

 

 

                            Theo Vietnamnet

  

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục