Để người dân được an tâm vui chơi, giải trí trong những ngày tết Nguyên đán sắp tới, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc đóng trên địa bàn TP lên kế hoạch túc trực ứng cứu tại các điểm tập trung đông người, những địa điểm bắn pháo hoa, hội chợ… Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng bố trí nhân sự, trang thiết bị, thuốc men, máu… đảm bảo cấp cứu người dân.

 

Hệ thống bệnh viện tại TPHCM đã có kế hoạch cấp cứu, ứng cứu người dân. Ảnh: Tg.Lâm

Lo ngộ độc, tai nạn

BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM năm nào đến dịp tết cũng “lu bu” túc trực cấp cứu người dân. Theo BS Trần Thanh Mỹ, Giám đốc bệnh viện, ngày tết thường xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tích, tai nạn giao thông như gãy tay, gãy chân, gãy xương đùi... Năm nay, BV Chấn thương chỉnh hình tăng cường thêm nhân sự cho khoa Cấp cứu, thường trực 22 bác sĩ và ứng trực thêm 22 bác sĩ nữa. Như vậy, tính ra bộ phận cấp cứu của BV Chấn thương chỉnh hình luôn sẵn sàng 44 bác sĩ cấp cứu.

Ngoài ra, khoa Huyết học của bệnh viện cũng đã chuẩn bị đủ số đơn vị máu, dự kiến mỗi nhóm máu 15 đơn vị. “Mới đây bệnh viện đã phát động CB-CNVC hiến máu để phục vụ cấp cứu dịp tết nên về cơ bản là đủ, nếu thiếu xin hỗ trợ từ ngân hàng máu của BV Truyền máu và Huyết học”, BS Mỹ cho biết.

Về cấp cứu bệnh nhi trong dịp tết, BS Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 2 TPHCM, cho biết đã triển khai kế hoạch chi tiết xuống các khoa phòng. Theo đó, mỗi khoa đều phải bố trí bác sĩ và điều dưỡng túc trực chăm lo cho các bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện, sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân mới.

Riêng khoa Cấp cứu, BS Tùng cho biết yêu cầu thường trực 2 bác sĩ và 6 điều dưỡng để phục vụ bệnh nhi. Ngoài ra, đội xe cấp cứu, khoa Dược, Huyết học cũng phải chia ca túc trực thường xuyên. Theo BS Tùng, trong dịp tết thường gặp nhất ở trẻ là các trường hợp cấp cứu về đường tiêu hóa như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp, hóc hạt dưa, hạt bí, xương cá hoặc tai nạn thương tích như bị bỏng nước sôi, té ngã…

Đến nay, tất cả các bệnh viện khác trực thuộc Sở Y tế cũng đã có kế hoạch cấp cứu ngày tết như BV Nhân dân 115, Cấp cứu Trưng Vương, Đa khoa Sài Gòn… Đặc biệt, vấn đề ngộ độc thực phẩm tập thể, ngộ độc rượu cũng được các bệnh viện chú ý bố trí các loại thuốc giải độc, máy thở. Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cũng đã bố trí bộ phận trực tết kịp thời điều tra dịch tễ, xác định nguyên nhân của các vụ ngộ độc. Ngoài ra, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như Chợ Rẫy, Thống Nhất cũng đã lên phương án ứng cứu, cấp cứu trong những ngày tết sắp tới.

Sẵn sàng vào cuộc

Hiện trên địa bàn TPHCM đã khai trương nhiều hội chợ, hội hoa xuân với hàng ngàn người tụ tập vui chơi, mua sắm. Nhằm ứng cứu trong trường hợp xảy ra tai nạn, cháy nổ, thảm họa, Sở Y tế đã giao cho BV Cấp cứu Trưng Vương làm đầu mối phối hợp cùng các đơn vị y tế khác bố trí xe cấp cứu tại các địa điểm trên.

BS Đỗ Công Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Cấp cứu Trung Vương, cho biết đã huy động xe cấp cứu với trang thiết bị, bác sĩ, điều dưỡng túc trực tại các điểm vui chơi công cộng 24/24 giờ. Đối với 7 điểm bắn pháo hoa trong đêm Giao thừa theo dự kiến của UBND TP, BS Tâm cho biết cũng đã làm đầu mối phối hợp với các bệnh viện quận, huyện có địa điểm tổ chức bắn pháo hoa để ứng cứu khi cần thiết.

“Nếu bệnh viện quận huyện nào gặp khó khăn về nhân sự, trang thiết bị, xe cứu thương cần thông báo ngay cho BV Cấp cứu Trưng Vương để được hỗ trợ”, BS Tâm nói. Ngoài ra BV Cấp cứu Trưng Vương vẫn phải đảm bảo hệ thống cấp cứu 115 tới tận nhà người dân, cũng như cấp cứu nội viện. Theo BS Tâm, cái mới của công tác cấp cứu dịp Tết Nguyên đán năm nay là được Sở Y tế chỉ đạo sớm, có kế hoạch chi tiết nên chắc chắn sẽ kịp thời trong mọi tình huống.

Để đảm bảo cấp cứu người dân trong các ngày tết, trước đó Sở Y tế đã có công văn yêu cầu toàn bộ các bệnh viện đóng trên địa bàn TPHCM tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ, đảm bảo tốt việc điều trị và tổ chức cấp cứu cho bệnh nhân, không để các trường hợp đáng tiếc xảy ra… BS Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ y - Sở Y tế, cho biết các bệnh viện được chỉ đạo tăng cường hơn ngày thường, ai được phân công ở vị trí đâu thì đảm bảo đúng vị trí đó, không được rời vị trí. Trong trường hợp cháy nổ, thảm họa thì tùy theo mức độ Sở Y tế phối hợp với các ban ngành ứng cứu ngay. Ông cũng nhấn mạnh, số điện thoại cấp cứu 115 phải được duy trì hoạt động tốt, đảm bảo không xảy ra tình trạng nghẽn mạng…

 

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục