Màu sắc thực phẩm rất đáng sợ? Màu đỏ của kẹo mút cuốn trông như máu giả còn màu xanh dương nhạt của nước uống thì chẳng khác gì ánh sáng của người ngoài hành tinh.

Năm 1976, người tiêu dùng Mỹ cảm giác như họ đang ở trong một bộ phim kinh dị khi Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ FDA tuyên bố màu đỏ “tía rau rền” dùng nhuộm thực phẩm là chất sinh ung thư.

 

Ngay lập tức các cửa hàng tẩy chay mọi sản phẩm màu đỏ. Và các nhà sản xuất như m&m thì tiến hành thu hồi và cho tái xuất kẹo sô-cô-la này dưới màu cam. Và sau đó, màu đỏ tía này lại tái xuất và được cho là an toàn hơn vì được chế tạo dưới dạng màu thực phẩm.

 

Tuy nhiên, bộ phim kinh dị này chưa kết thúc khi gần đây các nhà nghiên cứu Anh tìm thấy sự liên quan giữa thực phẩm nhuộm màu nhân tạo với sự rối loạn hành vi ở trẻ. Theo đó, sự gia tăng số trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADD hay ADHD) và các rối loạn khác là một phần của chế độ ăn sử dụng các sản phẩm chứa phẩm màu nhân tạo.

 

Anh và châu Âu đã ngay lập tức yêu cầu giảm dần màu nhân tạo trong thực phẩm. Và lại một lần nữa, các nhà sản xuất lại loại bỏ phẩm màu nhân tạo ra khỏi các sản phẩm nhưng có sự dịch chuyển. Kraft và Mars đã chuyển những chất nhuộm màu độc hại trong thực phẩm bán sang Anh. Tuy nhiên, dường như người tiêu dùng Mỹ chưa lên tiếng mạnh mẽ vì nhiều sản phẩm bán tại Mỹ vẫn chứa các phẩm màu gây hại. Nó đủ khả năng để tạo ra những cơn ác mộng kinh hoàng.

 

Kiểm soát thực sự

 

Mặc dù có bằng chứng cho thấy thực phẩm chứa màu sắc gây nguy hiểm cho con em chúng ta nhưng FDA từ chối ban hành luật cấm các chất màu này. Trong khi đó, tình hình ngày càng tồi tệ hơn khi hiện các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng các chất hóa học tạo màu này nhiều gấp 5 lần so với cách đây 30 năm.

 

FDA chỉ yêu cầu là thực phẩm chỉ nên có màu nhẹ nhàng nhưng những gì mà nhóm bảo vệ sức khỏe trẻ em muốn là loại bỏ hẳn chúng ra khỏi các thực phẩm.

 

Những màu thực phẩm nên tránh

 

Dưới đây là thông tin về những màu trong các loại thực phẩm để giúp bạn có được bữa ăn đảm bảo và an toàn cho trẻ:

 

Các loại phẩm màu nên tránh: Red3 (còn có tên Erythrosine), Red40 (còn có tên là Allura Red AC), Yellow5 (còn có tên Tartrazine), Yellow6, Blue1, Blue2 (còn có tên Indigotine), Green3, OrangeB.

 

Các chất tự nhiên giúp tăng màu cho thực phẩm: nước củ cải đường (beet juice), annatto (nguồn gốc thực vật) và nghệ (rất giàu chất chống ôxy hóa).

 

Những thực phẩm không nên có màu: sữa chua, phô mai, nước quả, nước vitamin.

 

Tóm lại, chất tạo màu nhân tạo là không tốt cho sức khỏe. Vì vậy hãy đọc kỹ nhãn hàng và tránh các chất gây màu độc hại. Bạn sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn và những giấc mơ êm đềm sẽ quay trở lại!.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục