Gia đình anh Quách Văn Trịnh mong muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của những nhà hảo tâm

Gia đình anh Quách Văn Trịnh mong muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của những nhà hảo tâm

(HBĐT) - Kể từ ngày bùng phát bệnh tê tê say say vào tháng 9 – 2006 đến nay đã gần 4 năm trôi qua nhưng những người dân ở xóm Cành – xã Bình Chân (Lạc Sơn – Hoà Bình) vẫn không khỏi hoang mang lo lắng, đời sống của người dân đã bị đảo lộn nhất là những gia đình có người mắc bệnh tê tê say say. Họ mong lắm những tấm lòng hảo tâm và sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, các ngành để người dân sớm ổn định tư tưởng và sản xuất

 

Từ trung tâm huyện Lạc Sơn về xóm Cành, xã Bình Chân chỉ gần 10 km nhưng chúng tôi phải mất gần 1 giờ đồng hồ mới  vượt qua được con đường đất gồ ghề ổ gà, ổ voi. Anh Bùi Văn Hồng - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện cười  nói vội như thanh minh: Người dân nơi đây khổ lắm, cuộc sống của họ ngoài bệnh tật, đói nghèo ra, đường đi cũng rất khó khăn, không biết họ còn phải chờ đến bao giờ nữa?.

 

Gia đình đầu tiên chúng tôi gặp là anh Quách Văn Trịnh (SN1983 ở xóm Cành 1), một trong những gia đình có cả nhà 12 người đều mắc bệnh tê tê say say. Năm 2006, vợ anh là chị Bùi Thị Hảnh cũng đã chết trong đợt bùng phát bệnh tê tê say say khi mới 24 tuổi, bỏ lại cho anh con nhỏ và bố mẹ già. Trong ngôi nhà sàn tuềnh toàng, xiêu vẹo, gia đình anh không còn nổi một tải thóc. Không biết thời gian tới, gia đình anh sẽ sống ra sao? Hàng ngày mọi người trong gia đình vừa đi làm, lại vừa phải lo bệnh trong mình. Bao nhiêu tiền của trong gia đình đã phải lo hết vào tiền thuốc thang. Anh Trịnh tâm sự: Cả nhà em đều mắc bệnh tê tê say say, em lo lắng và hoang mang lắm. Cái ăn còn phải chạy từng bữa, nếu cứ phát bệnh mãi, gia đình em cũng chẳng biết lấy tiền đâu mà mua thuốc, chỉ khổ mấy đứa nhỏ vừa đói lại vừa phải chịu bệnh tật. Bây giờ em vẫn còn cảm thấy tê tê ở đầu ngón tay và hoa mắt, chóng mặt nữa. Gia đình em chỉ mong khỏi bệnh, có sức khoẻ mà làm ăn.

 

Rời nhà anh Trịnh, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Đồn (52 tuổi, xóm Cành 1), gia đình ông cũng là một trong những hộ có người chết trong đợt bùng phát bệnh tê tê say say và hiện tại, gia đình ông có 6 người mắc bệnh. Dù vợ chồng ông đã ở vào cái tuổi ngũ tuần nhưng vẫn là lao động chính trong gia đình. Hầu như tuần nào ông cũng phát bệnh một lần. Khi nào phát bệnh, ông mới lên trạm y tế xã để tiêm hoặc mua thuốc. ông cho biết: Cứ 2-3 ngày tôi lại phát bệnh, tôi rất hoang mang và mong sớm khỏi bệnh. Cứ phát bệnh mãi chúng tôi không biết sẽ sống ra sao nữa. Thấy vậy, chúng tôi vội hỏi: Gia đình thường xuyên phát bệnh như vậy sao không mua thuốc về để dự phòng? “Ngoài trông chờ vào mấy sào ruộng và ít đất đồi, năm vừa rồi lại mất mùa, ăn còn chưa đủ thì lấy đâu ra tiền mà mua thuốc” - ông trả lời mà như mếu...

 

Thật vậy, có tận mắt chứng kiến thì mới thấy hết được những nỗi khó khăn, vất vả của người dân nơi đây. Hàng ngày, họ luôn phải sống  trong lo âu, tiền kiếm được bao nhiêu  đều phải lo mua thuốc thang để chữa bệnh nhưng đến nay vẫn không khỏi.

 

Anh Bùi Văn Hồng,  Phó giám đốc Trung tâm y tế, dự phòng huyện cho biết thêm: Tuy trong 2 năm 2008-2009, bệnh tê tê say say đã được kiểm soát và cả xóm Cành không có người mắc bệnh mới, nhưng vẫn diễn biến rất phức tạp. Cứ vào các mùa dịch (thường vào tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 10), phòng y tế lại chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng phối hợp với Trạm y tế xã cùng các y tế thôn, bản xuống nắm bắt tình hình bệnh dịch. Ngoài ra, Trung tâm y tế dự phòng giao cho Trạm y tế xã Bình Chân phải cử người giám sát thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để cứu chữa kịp thời.

 

Thường thì thời gian từ lúc phát bệnh đến lúc tử vong của người bệnh diễn ra rất nhanh, có khi chỉ từ 20 - 30 phút nên cần được giám sát chặt chẽ để khi có người phát bệnh là phải được cấp cứu ngay. Hàng tuần, Trạm y tế xã Bình Chân phải báo cáo tình hình bệnh dịch lên Trung tâm y tế dự phòng kịp thời có phương án cứu chữa người phát bệnh cho người dân yên tâm.

 

Bên cạnh đó, các cán bộ y tế tại cơ sở cũng tuyên truyền cho người dân cách ăn, ở, giữ vệ sinh sạch sẽ và tổ chức phun làm sạch môi trường xung quanh nhà ở cho tất cả các hộ.

 

Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng huyện Lạc Sơn, từ khi bùng phát bệnh tê tê say say, vào tháng 9/2006, cả xã có 52 người mắc bệnh, trong đó tử vong 3 người. Năm 2007, tổng số người mắc bệnh đã lên đến 89 người, trong đó có 40 người mắc bệnh mới và 1 người tử vong. Trong 2 năm (2008-2009), về cơ bản bệnh tê tê say say đã được kiểm soát và không có người nào mắc bệnh  mới

Tuy vậy, bệnh tê tê say say vẫn diễn biến phức tạp và hàng ngày người dân vẫn còn mang bệnh và có thể phát bệnh bất cứ lúc nào. Tại trạm y tế xã Bình Chân thì cơ sở vật chất hầu như không có gì ngoài chiếc máy thở do Bệnh viện nhi T.ư hỗ trợ từ  năm 2007. Nếu các bệnh nhân mắc bệnh nặng, trạm y tế xã đều phải đưa gấp lên tuyến trên điều trị.

 

Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều các chuyên gia, bác sỹ trong và ngoài nước đến tìm hiểu nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoặc bất cứ 1 kết luận chính thức nào.

 

Hiện tại, đời sống của những người dân bị mắc bệnh tê tê say say” gặp rất nhiều khó khăn, hầu như tất cả các hộ gia đình mà chúng tôi gặp và tiếp xúc đều thuộc diện những hộ nghèo, chủ yếu là làm nghề nông. Họ không chỉ lo ăn, lo mặc mà còn phải lo kiếm tiền để mua thuốc thang chữa bệnh nữa. Họ đang rất mong sự giúp đỡ về thuốc, vật chất lẫn trang thiết bị y tế từ các cấp, ngành và những tấm lòng hảo tâm.

 

                                                                    Văn Don - Thượng Thư 

                                                                            (Đài Lạc Sơn)

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục