Cách ổ dịch heo tai xanh Bình Đào chừng 7km, chợ heo Hà Lam (huyện Thăng Bình) có hàng trăm heo con/ngày được vận chuyển vào Nam, ra Bắc tiêu thụ.

Cách ổ dịch heo tai xanh Bình Đào chừng 7km, chợ heo Hà Lam (huyện Thăng Bình) có hàng trăm heo con/ngày được vận chuyển vào Nam, ra Bắc tiêu thụ.

Trong những ngày vừa qua, dịch heo tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo – PRRS) diễn ra tại xã Bình Đào, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) ngày càng phức tạp. Trong khi lực lượng thú y đang nỗ lực khoanh vùng dập dịch thì tình trạng bán heo “chạy dịch” rộ lên khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.

 

Diễn biến phức tạp

Sau 9 tháng tạm lắng, đến giữa tháng 4-2010, dịch heo tai xanh có dấu hiệu tái bùng phát tại xã Bình Đào - “điểm nóng” của dịch trong nhiều năm qua. Theo ông Trần Công Dũng, cán bộ thú y xã Bình Đào, chỉ sau mấy ngày xuất hiện ổ dịch đầu tiên, đến nay toàn bộ 4 thôn của xã Bình Đào đã xuất hiện ổ dịch với tốc độ lây lan nhanh.

Tính đến trưa 28-4, toàn xã Bình Đào có đến 42 con heo (trong đó có 8 heo con) của 28 hộ gia đình tại đây có dấu hiệu nhiễm dịch heo tai xanh buộc phải thiêu hủy ngay lập tức để đề phòng lây lan dịch bệnh ra các đàn heo còn lại. Lực lượng thú y xã, huyện đã tiến hành tiêu hủy heo bệnh, phun hóa chất tiêu trùng khử độc chuồng trại khu vực xuất hiện dịch.

UBND xã Bình Đào tiến hành treo băng-rôn, biển báo cấm buôn bán, vận chuyển heo từ vùng dịch ra ngoài và ngược lại. Tuy nhiên, do đây là địa phương nuôi heo để cung cấp heo giống cho các địa phương trên cả nước nên những ngày qua số lượng heo nhiễm bệnh buộc tiêu hủy ngày càng tăng cao.

Cần kiểm soát việc bán heo bệnh

Người dân nơi đây cho biết, để gầy được một con héo nái giống, người dân phải tốn rất nhiều tiền của và công sức. Mặt khác, vì hầu hết bà con làm nông, đời sống còn khó khăn, việc nuôi heo giống cung cấp cho các địa phương khác là chiếc “cần câu cơm” nuôi cả gia đình, thậm chí tiền học hành của con cái cũng cậy vào con heo. Chính vì vậy, khi nghe tin trên địa phương có dịch, một số người dân lén lút bán heo chạy dịch.

Ông Võ Khắc Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Đào, cho biết: Mặc dù chính quyền địa phương thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự trở lại của dịch heo tai xanh để bà con phòng chống cũng như báo lực lượng thú y xử lý triệt để, tránh lây lan dịch bệnh nhưng một số người dân vẫn lén lút bán heo “chạy dịch”. Chính điều này gây nguy cơ lây lan dịch bệnh ra các địa phương khác.

Để kiểm soát tình hình, UBND xã đã lập 3 chốt kiểm tra trên các trục đường chính ra vào địa phương để kiểm soát việc vận chuyển heo và sản phẩm từ heo ra – vào vùng dịch. Ngay trong sáng 28-4, lực lượng chức năng đã phát hiện ông Trần Văn Bảy (trú thôn 3, Bình Đào) mua heo nái trong vùng dịch rồi vận chuyển ra ngoài. Lực lượng chức năng kiên quyết lập biên bản tịch thu và mang đi tiêu hủy.

Ngày 26-4 vừa qua, lực lượng thú y tỉnh Quảng Nam đã tiến hành lấy 4 mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả nên gặp khó khăn trong công tác dập dịch. Địa phương này đã linh hoạt xử lý, khi phát hiện heo bị nhiễm bệnh tiến hành lập biên bản, cân ký và mang đi tiêu hủy rồi đề nghị cấp trên hỗ trợ người dân nhằm khoanh vùng và khống chế dịch.

Điều đáng lo ngại hơn cả, cách vùng dịch chừng 7km, chợ heo Hà Lam hàng ngày vẫn có hàng trăm con heo giống được vận chuyển vào Nam, ra Bắc tiêu thụ. Nếu không kiểm soát được tình hình bán “chạy dịch”, nguy cơ dịch lây lan ra các địa phương khác rất cao. 

 

                                                                                 Theo SGGP

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục