Thấy con gái gần một tuổi hay mẩn ngứa, chị Trà đưa đi khám da liễu, bôi kem và uống nhiều loại thuốc, nhưng không đỡ. Gần đây, cho cháu đi thử dị ứng, chị mới biết cháu bị như vậy là do sữa bò.

 

Con quấy khóc, nôn trớ suốt gần nửa tháng sau sinh, chị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bất ngờ khi nghe bác sĩ kết luận lý do là cháu bị dị ứng sữa công thức.

Chị Hoài cho biết, tuần đầu sau sinh, thấy con bú sữa mẹ đi ngoài phân lỏng, chị liền cho bé uống thêm sữa bột thì cháu đi tiêu rất tốt. Hết hộp sữa đó, được bạn tặng một loại sữa khác, chị cho con uống thì thấy cháu nôn, trớ, quấy khóc liên tục. Nghĩ rằng lý do là chiếc núm vú mới bị cứng, chị Hoài thay chiếc khác nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra suốt một tuần, cháu bé trông sút hẳn. Sau đó, đưa con đi khám và làm xét nghiệm, chị được bác sĩ cho biết, em bé dị ứng với một thành phần trong loại sữa bột mới, nên bị đầy hơi, khó tiêu, sinh quấy khóc, mệt mỏi.

Còn chị Nhàn (Minh Khai, Hà Nội) lần đầu phát hiện cậu con trai bị dị ứng sữa bò khi bé 4 tháng tuổi. Em bé nhà chị được bú mẹ hoàn toàn từ lúc mới sinh. Khi sắp đi làm, chị Nhàn mới mua sữa bột cho con uống thêm thì thấy cứ sau mỗi lần uống xong là bé bị nổi mẩn đầy mặt và người, rồi dùng tay gãi liên tục, vài giờ sau mới hết.

Chị vô cùng lo lắng, gọi điện hỏi bác sĩ thì được tư vấn có thể cháu bị dị ứng với chất đạm trong sữa bò và khuyên chị nên thử cho con dùng sữa đậu nành. Chị làm theo và thấy cháu uống sữa này không dị ứng nữa.

Chị Thanh (Bắc Ninh) cũng xót con vô cùng vì cháu không dùng được bất cứ sản phẩm nào từ sữa, dù là sữa bột, sữa tươi hay sữa chua, phô mai. Có lần, vì đói quá, cu cậu tu một mạch hết bình sữa rồi sau đó mẩn đỏ khắp người như lên cơn sốt.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngoan, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, mỗi năm viện tiếp nhận vài trường hợp trẻ bị dị ứng sữa.

Theo bác sĩ Ngoan, một số trẻ bị dị ứng sữa bẩm sinh vì trong cơ thể có kháng thể chống lại những thành phần protein có trong sữa.

Ông cho biết, trẻ bị dị ứng sữa bò có thể có các biểu hiện như: nôn, khó thở, nổi ban đỏ, mặt, môi sưng phù... Một số trẻ lại có phản ứng chậm và không rõ ràng như quấy khóc thường xuyên, tỏ ra bứt rứt khó chịu, đi ngoài cầu phân lỏng (có thể kèm máu), chậm tăng cân... Với những biểu hiện này, nhiều trẻ dễ bị chẩn đoán ban đầu là rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, qua khám lâm sàng, hỏi tiền sử dị ứng và xét nghiệm phân, thử phản ứng, các bác sĩ có thể xác định tình trạng dị ứng sữa ở trẻ.

"Tốt nhất, khi thấy con có các biểu hiện như hay nôn trớ sau khi uống sữa, nhất là nôn ra máu, tiêu chảy (đặc biệt phân có máu), quấy khóc liên tục... thì các bà mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân", bác sĩ khuyên.

Với những trẻ bị dị ứng sữa, các bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng sử dụng sữa bò trong một thời gian nhất định, thường là khoảng 6 tháng, sau đó có thể cho dùng lại xem bé có dung nạp được hay chưa. Nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế. Cứ mỗi 3-6 tháng cho trẻ dùng sữa bò để kiểm tra lại.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với những trẻ em bị dị ứng với sữa, các bà mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Những trẻ bị dị ứng với sữa bò thường có thể sử dụng các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng được sản xuất từ bột đậu nành một cách an toàn, nếu trẻ dị ứng với cả sữa bò và bột đậu nành, các bà mẹ nên tìm loại sữa bột với thành phần dinh dưỡng đã được thủy phân (hydrolyzed formula).

Theo bác sĩ Trường, không được uống sữa hay ăn một số loại thức ăn có thể gây mất cân đối cho chế độ ăn của trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển của các em. Do đó tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con mình. Việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là cần thiết.

 

                                                                       Theo VnExpress

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục