Trong chúng ta ai cũng đã phải dùng đến thuốc. Thế nhưng có mấy ai biết rằng khi vào cơ thể thuốc có những cách tác dụng nào?

Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân

Tác dụng tại chỗ là tác dụng của thuốc ngay tại nơi thuốc tiếp xúc. Ví dụ như các thuốc bôi ngoài da, thuốc bao bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm)...  Còn tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hay đường tiêm... Như vậy, tác dụng toàn thân của thuốc không có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể mà chỉ là thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể phát huy tác dụng.

Tác dụng chính và tác dụng phụ

Trong các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc  thường thấy có ghi tác dụng hoặc chỉ định điều trị của thuốc đó và tác dụng phụ của thuốc.  Vậy tác dụng chính của thuốc là tác dụng để điều trị bệnh. Khi uống thuốc vào bệnh sẽ được chữa khỏi. Song bên cạnh tác dụng điều trị này, thuốc còn có thể gây nên nhiều tác dụng khác còn gọi là các tác dụng không mong muốn (ADR) do thuốc gây ra. Các ADR này có thể từ nhẹ, chỉ gây khó chịu cho người dùng như: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ... đến nặng như loét dạ dày tá tràng, tụt huyết áp, sốc phản vệ...

 Ví dụ, aspirin là thuốc hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau (tác dụng chính), nhưng lại gây chảy máu tiêu hóa (tác dụng không mong muốn). Các tác dụng không mong muốn này thậm chí xảy ra ở ngay liều điều trị. Vì vậy, trong điều trị người ta thường tìm cách để khắc phục tác dụng phụ và làm tăng tác dụng chính của thuốc như phối hợp thuốc, thay đổi đường dùng...

Tác dụng hồi phục và không hồi phục

Sau khi vào cơ thể làm xong "nhiệm vụ" của mình thuốc bị thải trừ. Khi đó chức phận của cơ quan lại trở về bình thường. Đó là tác dụng hồi phục của thuốc. Ví dụ, bệnh nhân cần phẫu thuật phải dùng thuốc gây mê. Sau cuộc phẫu thuật đó (sau khi thuốc mê đã thải trừ hết ra  khỏi cơ thể) người bệnh lại trở lại trạng thái tỉnh táo bình thường.

Bên cạnh đó cũng có những tác dụng phụ của thuốc có thể hồi phục. Ví dụ, uống rifampicin trong điều trị lao, nước tiểu bệnh nhân thường có màu đỏ sẫm nhưng khi ngừng thuốc hiện tượng này sẽ hết (còn gọi là tác dụng phụ không gây nguy hiểm cho người bệnh).

Tác dụng không hồi phục nghĩa là thuốc làm mất hoàn toàn chức phận của tế bào, cơ quan. Ví dụ, cloramphenicol có tai biến gây suy tủy xương, tetracyclin gây vàng răng...

Tác dụng chọn lọc

Tác dụng chọn lọc của thuốc là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất. Digitalis gắn vào tim, não, gan, thận... nhưng với liều điều trị chỉ có tác dụng trên tim; albuterol (salbutamol, ventolin) trong điều trị hen phế quản chỉ kích thích chọn lọc receptor b2 adrenergic... Chính vì tác dụng chọn lọc của thuốc này làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, tránh được nhiều tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục