Một ca điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Một ca điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Đã có 15/24 quận, huyện tại TPHCM có ca mắc bệnh tay chân miệng. Số ca mắc tháng 6 tăng 4,3% so với tháng 5 và tăng 20% cùng kỳ năm 2009

 

Hơn một tuần qua, chị Nguyễn Thùy V. (ngụ quận 7) đã phải vất vả vì đứa con đầu lòng 3 tuổi mắc bệnh. Chị cho biết con của chị học ở lớp mầm của một trường mầm non khu vực Nam Sài Gòn. Những ngày gần đây, bé sốt nhẹ, quấy khóc, không ăn uống được, mình mẩy nổi mụn nước. Đưa vào khám tại Bệnh viện quận 7 được biết cháu bé đã mắc bệnh tay chân miệng. “Con của nhiều đồng nghiệp ở cơ quan tôi gửi ở trường này cũng đã mắc bệnh tương tự, phải nghỉ học ở nhà”- chị V. lo lắng.

 

Đã có biến chứng nặng độ 3

 
Tại khu nhà chị Lê Thị Thanh X. trọ ở quận Bình Thạnh, những ngày qua cũng đang thực hiện một điều không ai muốn: Cách ly một bé gái gần 2 tuổi để khỏi bị lây bệnh cho hàng chục bé cùng xóm trọ. Chị X. cho biết trước đó vài ngày, bé bỏ ăn, chảy nước miếng liên tục, quấy khóc, ngủ vài phút là giật mình. Bé được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 xác định đã mắc bệnh tay chân miệng.
 
Ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn TP, số trẻ nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng những ngày qua đã tăng liên tục. Bác sĩ Lê Bích Liên, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, cho biết trong bệnh viện này đang có 30 trẻ nằm điều trị nội trú bệnh tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp đã bị biến chứng nặng độ 3. Chỉ riêng sáng 25-7, khi chúng tôi đến, cũng thấy có 5 trẻ vào viện. Bác sĩ Vũ Quang Vinh, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết số trẻ nhập viện do mắc bệnh này tăng cao trong những ngày gần đây.
 
Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hiện đã có 15/24 quận, huyện có số ca mắc mới bệnh tay chân miệng (gồm quận 1, 3, 4, 6, 8, 10, 12, Tân Bình, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè). Số ca mắc bệnh tay chân miệng trong tháng 6 tăng 4,3% so với tháng 5 và tăng 20% cùng kỳ năm ngoái.
 
Diễn biến phức tạp
 
Theo các bác sĩ ở Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hằng năm thường có hai đợt cao điểm bệnh tay chân miệng. Đợt một vào các tháng 3, 4, 5; đợt hai vào các tháng 9, 10, 11. Riêng năm nay diễn biến khác lạ vì đã gần hết tháng 7 nhưng bệnh không giảm mà gia tăng. Đối tượng mắc bệnh đa số là trẻ dưới 3 tuổi, học sinh mẫu giáo và môi trường lây bệnh chủ yếu khi đi học ở trường.
 
Các bác sĩ còn cho biết có một điểm đáng chú ý là xuất hiện những trẻ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu đặc thù trên cơ thể hoặc có mà rất ít, nên rất khó phát hiện để điều trị kịp thời. Năm 2009, trong 5 trường hợp tử vong tại TPHCM do mắc bệnh này cũng đã có trường hợp không có dấu hiệu đặc thù.

Không bôi thuốc vào nốt hồng ban

 Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm-Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, khuyên khi thấy trẻ có triệu  chứng như sốt, nổi hồng ban ở lòng bàn chân, lòng bàn tay kèm theo giật mình, ói, run tay chân, đi loạng choạng, lừ đừ, khó ngủ..., phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan và đưa ngay đến cơ sở y tế. Lưu ý không tự bôi thuốc vào những nốt hồng ban vì sẽ gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. Chú ý tăng cường về dinh dưỡng, miễn dịch cho trẻ...

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục