Giá thuốc tăng theo kiểu “nhỏ giọt” nên khách hàng rất khó phát hiện.

Giá thuốc tăng theo kiểu “nhỏ giọt” nên khách hàng rất khó phát hiện.

Việc xây dựng mạng lưới phân phối dược phẩm theo hướng các chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn là một trong những giải pháp căn cơ để quản lý giá và chất lượng dược phẩm

 

Theo “làn sóng” của nhiều mặt hàng thực phẩm, nhiều loại tân dược cũng đang rục rịch tăng giá. Theo phản ánh của nhiều người bệnh, giá thuốc âm thầm tăng từ nhiều ngày qua.

 
Điệp khúc tăng 10%
 
Tại Hà Nội, một chủ cửa hàng dược cho biết giá thuốc đã lặng lẽ tăng trở lại sau một thời gian trầm lắng. Chị Hà, nhân viên một nhà thuốc tư nhân trên phố Trần Hưng Đạo, cho biết nhà thuốc này đã nhận được thông báo điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thuốc và thực phẩm chức năng từ 5%- 10% như: Hoàng Thống Phong, Nga Phụ Khang, vitamin C, vitamin B, Amoxicilin, Anben... Chẳng hạn, giá thuốc vitamin B12 (loại tiêm) từ 52.000 đồng tăng lên 57.000 đồng/hộp (tăng gần 10%), Amoxicilin (500 mg) từ 52.000 đồng lên 55.000 đồng/hộp...
 
“Thực tế gần đây, thuốc vẫn tăng nhưng tăng “nhỏ giọt” nên khách hàng ít để ý, qua mặt được cơ quan chức năng. Có lẽ vì tăng giá liên tục nên nhiều hãng thuốc đã đưa ra các chương trình khuyến mãi để các nhà bán lẻ yên tâm” - nhân viên một hiệu thuốc trên phố Lò Đúc tiết lộ.  
 
Tại nhiều nhà thuốc ở quận 3, khu chợ sỉ dược phẩm tại quận 10 - TPHCM, thuốc cũng bị biến động giá, nhất là thuốc ngoại. Nhiều hãng dược đã thông báo thay đổi giá một số mặt hàng, trong đó chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và vitamin các loại. Lý do tăng giá mà các kênh phân phối thường đưa ra là do khan hiếm nguyên liệu đầu vào, tỉ giá ngoại tệ thay đổi...
 
Theo khảo sát của Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược VN, trong tháng 8-2010, có đến 21/60 cơ sở dược được khảo sát có điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng. Tại khu vực Hà Nội có 9 lượt mặt hàng thuốc nội tăng giá với mức tăng trung bình 5,7%. Tại khu vực miền Trung, qua khảo sát 1.000 mặt hàng tân dược, giá có tăng nhưng tỉ lệ không nhiều.
 
Ở khu vực TPHCM, trong hơn 1.000 mặt hàng tân dược được khảo sát cho thấy giá thuốc nội ổn định, một số mặt hàng có tăng giá với tỉ lệ tăng khoảng 5%. Đối với thuốc ngoại, có 19 lượt mặt hàng tăng giá với tỉ lệ tăng trung bình 4,8%. Hiệp hội này cũng dự báo trong tháng 9, giá một số dược phẩm sản xuất trong nước có thể tăng nhẹ.
 
Sắp vào đợt tăng giá mới
 
Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm với hơn 22.000 loại. Trong đó, phần lớn doanh nghiệp tập trung sản xuất những loại thuốc thông thường,  có quá ít cơ sở đầu tư sản xuất các loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt và thuốc đặc trị. Vì thế, nhiều sản phẩm chỉ có một doanh nghiệp bán, trong khi thuốc không phải mặt hàng bị khống chế giá nên họ có thể lợi dụng đẩy giá lên cao.
 
Theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 9 này, nhiều loại dược phẩm sẽ tăng giá do biến động của tỉ giá ngoại tệ. Tuy nhiên, giới kinh doanh dược phẩm thì cho rằng theo quy luật hằng năm, thời điểm tăng giá thường rơi vào các tháng cuối năm và thời điểm dịch bệnh lây lan, thiên tai.
 

Biệt dược chiếm 70% tiền mua thuốc

Theo thống kê, hiện thuốc sản xuất trong nước đã chiếm trên 50% thị phần nhưng có tới 90% nguyên liệu và 100% biệt dược phải nhập khẩu. Hơn nữa, công nghiệp dược VN hiện vẫn chủ yếu là công nghiệp bào chế đơn giản với hàm lượng kỹ thuật thấp. Năm 2009, chi tiêu toàn ngành y tế là 27.000 tỉ đồng, trong đó có 11.000 tỉ đồng chi mua thuốc, riêng mặt hàng biệt dược chiếm đến 70% số tiền chi mua thuốc.

Theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), để bình ổn giá thuốc, nhiều giải pháp được đặt ra, như: tăng cường quản lý hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc và giá thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập; quản lý giá thuốc trên địa bàn; tăng cường hoạt động dự trữ lưu thông thuốc ở cấp quốc gia; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này...
 
Đồng thời, triển khai kết hợp thí điểm quản lý giá thuốc theo thặng số đối với thuốc do chi từ ngân sách Nhà nước; sửa đổi lại quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo hướng giảm tỉ lệ thặng số bán lẻ tối đa cho phép...
 
Trong khi đó, theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, trước tình trạng nhiều hãng dược, nhà thuốc lũng đoạn giá, bán thuốc kém chất lượng như vừa qua, việc xây dựng mạng lưới phân phối dược phẩm theo hướng hình thành các chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP (thực hành nhà thuốc tốt) và trung tâm dược đạt chuẩn GDP (thực hành tốt bán sỉ) được cho là giải pháp căn cơ.
 
Mục đích của giải pháp này là hướng đến chuyên nghiệp hóa trong phân phối, kiểm soát dược  phẩm; đưa thuốc an toàn, giá cả hợp lý đến người bệnh. Hiện nay, tại TPHCM đã có một vài đơn vị triển khai thực hiện mô hình này như Công ty CP Dược phẩm Eco (chuỗi nhà thuốc Eco), Công ty Dược Sài Gòn (chuỗi nhà thuốc SPG Pharmacy), Công ty CP Dược phẩm Phano (V-Phano)...
 
Dược phẩm là mặt hàng đặc biệt. Khi mua hàng, người tiêu dùng không mặc cả. Hơn nữa, hầu hết khách hàng đều “mù tịt” về giá thuốc. chính vì thế, người mua không biết giá thuốc tăng hay giảm và giá bao nhiêu cũng phải mua.
 
                                                                         Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục