Tất cả những ai mắc bệnh cần phải tiếp máu đều là những người khổ, chứ không hẳn chỉ người nghèo mới khổ. Người nghèo cần được tiếp sức, còn người khổ thì đều được quyền tiếp máu, Viện trưởng Viện huyết học truyền máu TƯ Nguyễn Anh Trí khẳng định.

 
Ông Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu TƯ, hết sức quan tâm tới những bài tranh luận sôi nổi của bạn đọc về chủ đề Máu nhân đạo cần được minh bạch mà Báo điện tử Dân trí nêu ra. Và ông đã có nhiều chia sẻ với các phóng viên báo chí nhân buổi họp báo Ngày hội Thanh niên hiến máu tình nguyện Thủ đô Hà Nội sáng ngày 6/1:
 

Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu Trung ương Nguyễn Anh Trí trong buổi họp báo về Ngày hội thanh niên hiến máu tình nguyện Thủ đô Hà Nội

Thưa ông, minh bạch trong việc hiến máu và cho máu nhân đạo đang là chủ đề tranh luận sôi nổi của bạn đọc báo Dân trí, bản thân ông đánh giá sao về việc công khai minh bạch này?

Hoạt động hiến máu nhân đạo hàng năm có ý nghĩa rất mạnh, nó thể hiện một xã hội bình đẳng, mà ở đó con người luôn tương thân tương ái với nhau. Tôi đã xem rất nhiều ý kiến tranh luận trong chuyện nên hay không nên công khai minh bạch hiến máu nhân đạo và rất tâm đắc với những ý kiến phản hồi của mọi người, nhất là ý kiến của những người đã từng tham gia hiến máu nhân đạo.

Về quan điểm của riêng tôi, minh bạch hiến máu nhân đạo ở nhiều khâu thực sự cần thiết. Ví như minh bạch “cái giá” của đơn vị máu khi người bệnh phải mua để sử dụng, minh bạch cả cái giá mà người hiến máu nhận đạo nhận được khi tham gia hiến máu, mà người ta vẫn hay gọi là “phần quà” cho người hiến máu nhân đạo. Thực tế, chỉ là phần quà của người tham gia hiến máu nhân đạo nhưng cũng phải được Bộ Tài chính phê duyệt, như chỉ được chi tối đa 30.000 đồng bữa ăn cộng với 80.000 đồng làm món quà tôn vinh cho người tham gia hiến máu (có thể là cái áo, cái mũ, hoặc cái USB...). Như đơn vị chúng tôi, thậm chí phải tổ chức đấu thầu công khai người nhận trách nhiệm lo “phần quà” dành cho người hiến máu nhân đạo.

Ở nước ngoài, người tham gia hiến máu nhân đạo không có quà. Còn Việt Nam mình có quà là do chúng ta vừa có sự thay đổi trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn máu cho các bệnh viện từ người bán máu chuyên nghiệp sang người hiến máu nhân đạo. Nhưng tương lai, chúng ta cũng nên bỏ thói quen “có quà” mang về này đi, bởi đã làm hoạt động thiện nguyện thì không ai đòi hỏi phải được nhận quà.

Theo ông, cần minh bạch trong quy trình sử dụng đơn vị máu của người hiến máu nhân đạo như thế nào?

Minh bạch trong sử dụng đơn vị máu là một quy trình vừa chuyên môn, vừa hành chính lại vừa tài chính. Ở Viện chúng tôi thì việc sử dụng đơn vị máu dành cho người bệnh hoàn toàn minh bạch, bằng chứng là đã 2 lần kiểm toán vào, kiểm toán độc lập lẫn kiểm toán nhà nước nhưng không phát hiện một sai phạm gì trong việc cung cấp đơn vị máu cho người bệnh.
 

Người tham gia hiến máu nhân đạo chỉ có mục đích giúp người bệnh được cứu sống (ảnh: Huyền Linh)

Hàng tháng có đến 70 bệnh viện đến lấy máu từ Viện của chúng tôi, mà tính trung bình mỗi ngày Viện cung cấp cho các bệnh viện ít nhất 500 đơn vị máu. Ở Viện thì việc sử dụng đơn vị máu rất minh bạch, nhưng quả thực khi về tuyến bệnh viện cũng có chuyện này chuyện kia. Tôi cũng thừa nhận rằng đối với việc sử dụng đơn vị máu của người hiến máu nhân đạo, một khi còn thiếu thì tiêu cực còn xảy ra, tất nhiên đó không phải là chuyện phổ biến.

Thưa ông, vậy các đơn vị máu của người hiến máu nhân đạo có được sử dụng cho người nghèo hay không?

Cách đây 2 năm, trong ngày hội Hiến máu tình nguyện có một chủ đề rất hay rằng: “Tiếp sức cho người nghèo, tiếp máu cho người khổ”. Người nghèo thì cần cơm ăn, áo mặc, cần tiền bạc để trang trải cuộc sống chứ không cần máu. Người nghèo mà ốm cũng chắc gì họ đã cần máu. Người nghèo ốm cần tiếp máu cũng chắc gì đã có máu phù hợp.

Tôi quan điểm rằng máu chỉ tiếp cho người khổ chứ không phải cho người nghèo, mà đã là người khổ thì người giàu mắc bệnh cũng khổ, người nghèo mắc bệnh cũng khổ. Đối với đơn vị máu thu được từ người hiến máu nhân đạo, sẽ hoàn toàn công bằng khi những người có nhu cầu, bất kể họ giàu hay nghèo, đều cần được cứu sống bằng ngân hàng máu, nhất là khi người cho máu chỉ có mục đích cao đẹp nhằm cứu sống người bệnh

Ông từng khẳng định là dịp Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu máu cho người bệnh, ông có thể nói rõ hơn?

Việc cung cấp máu cho các bệnh viện, trước năm 2004 chỉ nhờ vào những người bán máu chuyên nghiệp. Kể từ năm 2004 thì Việt Nam bắt đầu khởi động phong trào hiến máu tình nguyện, nhờ đó, từ chỗ mỗi năm chỉ có khoảng 100.000 đơn vị máu cung cấp cho bệnh viện thì nay đã lên đến gần 700.000 đơn vị máu.

Như năm 2010, phong trào hiến máu nhân đạo đã góp thêm được khoảng 670.000 đơn vị máu, tương đương có khoảng 0,7-0,8% dân số tham gia hiến máu nhân đạo, trong khi yêu cầu tối thiểu cần có khoảng 2% dân số, tức là lượng máu cần thu gom cần thêm khoảng 1 triệu đơn vị máu.

Ở Hàn Quốc bình quân năm 2009 có khoảng 5,8% dân số tham gia hiến máu, Singapore là 3% dân số, ở Úc năm 2006 tôi được biết là 6-7% dân số. Tuy nhiên các nước này vẫn có những thời điểm xảy ra hiện tượng thiếu máu. So sánh để biết Việt Nam vẫn đang rất cần nguồn máu từ phong trào hiến máu nhân đạo. Có thêm nguồn máu quý giá này thì người bệnh có thêm cơ hội được cứu sống, mà ngày 9/1 này sẽ là ngày đầy ý nghĩa khi tôi được biết hàng vạn thanh niên trong cả nước sẵn sàng tham gia ngày hội hiến máu tình nguyện.

Xin cảm ơn ông!

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục