Gần đây có khá nhiều người ở TP.HCM mách nhau tìm mua trái thần kỳ về để thử qua cảm giác ăn chanh, cam… không thấy chua, đặc biệt còn để chữa một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, cải thiện sức khoẻ ung thư… Có hay không những công dụng này?

 

Cây thần kỳ (danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum) được tìm thấy lần đầu tiên ở Tây Phi nhiệt đới vào năm 1725, khi các nhà thám hiểm quan sát thấy các thổ dân thường hái những quả mọng chín đỏ, tên gọi agbayun, taami hoặc ledidi, để ăn trước khi vào bữa chính. Thời gian gần đây, trái cây này đã trở nên khá quen thuộc với nhiều dân tộc do tác dụng diệu kỳ của nó với tên thường gọi “miracle fruit”.

 
Biến chua, đắng thành ngọt ngào
 
Trái thần kỳ chứa một glycoprotein có tên gọi miraculin, hợp chất này thay đổi tính cảm thụ vị của các gai vị giác trên lưỡi người sau khi nhấm nháp nó. Miraculin được xem là một tác nhân khiến gai lưỡi thay đổi cảm thụ khi tiếp xúc với các axit, nguyên nhân khiến các thực phẩm vốn có vị đắng (củ cải, bia…), chua (chanh, cam, cóc, khế, dưa chua…) tạm thời trở nên ngọt ngào hơn nhiều.
 
Tác dụng này xảy ra sau khi ăn trái thần kỳ khoảng 30 phút và kéo dài đến hai tiếng sau đó. Kinh nghiệm cho thấy để có tác dụng “tạo ngọt” nên nhai kỹ và ngậm khoảng 1 – 2 phút để dịch trái thần kỳ tiếp xúc toàn bộ với lưỡi và tuyệt đối không dùng trà nóng hoặc các thức uống nóng sau đó, vì sẽ làm tác dụng kỳ diệu mất đi nhanh chóng.
 
Miraculin chiết xuất lần đầu năm 1968 tại Mỹ. Đến năm 1989 trọng lượng phân tử của hợp chất được xác định là 44 Kda, gồm hai phân tử đường kết nối với một dây protein gồm 191 axit amin. Hợp chất này rất dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ và do bản chất protein nên thời gian bảo quản của trái tươi trong điều kiện tốt nhất cũng chỉ được 2 – 3 ngày.

 

Không có tác dụng hạ đường huyết

 
Trái thần kỳ chứa một ít đường, có vị ngọt dịu, không phải là nguyên nhân lấn át vị chua, đắng khó chịu của các thực phẩm khác. Miraculin mới là nguyên nhân tạo nên sự thần kỳ, hợp chất này không có giá trị dinh dưỡng, không tạo năng lượng, nên người ta hy vọng có thể ứng dụng trái thần kỳ với người áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế đường saccarose (đường mía) như bệnh tiểu đường, béo phì…
 
 
Cho đến nay chưa có chứng minh đáng tin cậy về hiệu quả làm thuốc
của trái thần kỳ, ngoại trừ khả năng đánh lừa vị giác. Ảnh: Kim Lê


Tuy nhiên, trái thần kỳ không có tác dụng làm hạ đường huyết. Miraculin chỉ đánh lừa vị giác người bệnh, khiến cho ăn bất cứ thực phẩm nào sau đó cũng thấy ngọt, bệnh nhân mất cảm giác thèm ngọt. Vì vậy, đây cũng có thể xem là một biện pháp giúp kiêng thực phẩm giàu saccarose hiệu quả.
 
Ở Nhật Bản, có quán “càphê miraculin”, loại càphê không cần pha đường hoặc chất tạo ngọt tổng hợp khác mà dùng trái thần kỳ của hãng Namco. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) quy định ghi nhãn các chế phẩm có chứa trái thần kỳ thuộc loại “thực phẩm bổ sung” (dietary supplement) chứ không phải là “chất làm ngọt” (sweetener).
 
Có nên ăn nhiều trái thần kỳ?
 
Cho đến nay chưa có tài liệu khoa học nào chính thức thông tin về tác dụng bất lợi của trái thần kỳ, mặc dù người phương Tây đã biết đến cây này hơn 275 năm, còn dân châu Phi đã sử dụng hàng trăm năm. Mặc dù vậy, giá bán trái thần kỳ không phải rẻ, ở Việt Nam trung bình khoảng 15.000 – 20.000 đồng/trái.
 
Trong khi đó, cũng chưa có chứng minh đáng tin cậy nào về hiệu quả làm thuốc của nó, ngoại trừ khả năng đánh lừa vị giác. Các tác dụng trị liệu với bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hỗ trợ sức khoẻ người bệnh ung thư… đều chưa có cơ sở khoa học để kết luận.
 
Vậy có nên sử dụng nhiều trái thần kỳ không? Câu hỏi này bạn đọc hẳn đã tự nghiệm ra. Nếm vài lần để cảm nhận sự thần kỳ thì cũng là cho vui, chứ tự lừa vị giác của mình để cố ăn nhiều đồ chua, đắng; uống được nhiều bia rượu thì bản thân axit, rượu bia sẽ là tác nhân bất lợi nhãn tiền. Nói chung, cái gì thái quá thì cũng đều không có lợi cho sức khoẻ.

Lưu ý cách dùng trái thần kỳ

Trong khi ở Việt Nam trái thần kỳ được sử dụng dưới dạng trái tươi là chủ yếu, thì ở các nước Âu, Mỹ có ba dạng phổ biến trên thị trường là trái thần kỳ đông lạnh (do trái chín rất dễ hư nát), bột đông khô, viên nén đóng vỉ hoặc đóng chai. Trên bao bì chế phẩm, thường lưu ý cách sử dụng như sau:

Trái tươi: cho một trái vào miệng và nhằn lấy phần thịt quả, bỏ hạt. Nhai kỹ để trái tiếp xúc toàn bộ lưỡi trong khoảng hai phút trước khi nuốt.
 
Bột đông khô: lấy khoảng 1g bột đông khô, cho vào miệng và đảo nhẹ vòng quanh lưỡi ít nhất một phút trước khi nuốt.
 
Viên nén: cho một viên nén vào miệng, nhai kỹ và trộn đều bằng lưỡi cho đến khi tan hoàn toàn.

 

                                                                                         Theo NLĐ

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục