Cán bộ trạm thú y tiêm vắc xin LMLM cho đàn gia súc tại xã Bắc Phong (Cao Phong).

Cán bộ trạm thú y tiêm vắc xin LMLM cho đàn gia súc tại xã Bắc Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Là huyện đầu tiên trong tỉnh ghi nhận có dịch LMLM trên đàn gia súc, hiện nay, 8/13 xã, thị trấn của huyện có trâu, bò nhiễm bệnh. Huyện đang tích cực đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch, nỗ lực giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịch LMLM gây ra.

 

Tính đến hết ngày 19/1, huyện Cao Phong đã có 301 con trâu, bò nhiễm bệnh. Việc khoanh vùng, dập dịch đang là yêu cầu cấp bách với toàn huyện. Những ngày qua, cùng với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, trạm thú y Cao Phong đang dốc toàn lực cho công tác phòng chống và dập dịch. Theo đó, Trạm đã ứng của Chi cục Thú y 7.000 liều vắc xin LMLM tuyp O và 127 lít thuốc khử trùng tiêu độc.

 

Từ 7h sáng, mặc cho thời tiết rét đậm, rét hại, mưa mỗi lúc một dày hạt, đoàn cán bộ của trạm thú y vẫn xuống địa bàn tiêm vac xin cho đàn gia súc nhằm bao vây, khoanh vùng dịch. Tính đến ngày 20/1, Trạm đã hoàn thành tiêm vắc xin cho đàn gia súc trên địa bàn thị trấn Cao Phong và 2 xã Đông Phong, Bắc Phong. Dự kiến đến ngày 29/1 sẽ hoàn thành việc tiêm vac xin cho đàn gia súc trong toàn huyện. Ông Bùi Văn Thảnh, phó trạm trưởng Trạm thú y huyện Cao Phong cho biết: Những ngày qua, ngành thú y huyện đã dốc toàn lực cho công tác phòng - chống và dập dịch. Theo đó, lực lượng thú y phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các ổ dịch và khu vực chung quanh; phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức họp dân để hướng dẫn cách phòng chống dịch; nghiêm cấm  buôn bán, giết mổ và vận chuyển gia súc cảm nhiễm với bệnh LMLM  ra vào vùng dịch...

 

Bên cạnh đó, Trạm còn thường xuyên cử cán bộ xuống địa bàn, cùng cán bộ thú y cơ sở hướng dẫn những hộ có trâu, bò mắc bệnh cách chăm sóc, phòng chống bệnh nhiễm trùng kế phát trên đàn gia súc. Cho đến nay, nhiều con trâu, bò đã có chuyển biến tốt.

 

Thị trấn Cao Phong có tổng đàn trâu, bò 192 con. Do tập quán chăn thả rông, chỉ sau 1 tuần từ khi khởi phát dịch LMLM (ngày 14/1), thị trấn đã có 43 con trâu, bò nhiễm bệnh. Gia đình chị Phạm Thị Hoa (Khu 9- thị trấn Cao Phong) có 11 con bò thì tất cả nhiễm bệnh. Chị chia sẻ: Sau khi báo với chính quyền và cán bộ thú y cơ sở, tôi được hướng dẫn cách chăm sóc cho trâu, bò bằng những phương pháp rất đơn giản như: dùng quả chua, chát  đem đun lấy nước hoặc lau trực tiếp vào chỗ nhiễm bệnh của trâu, bò; phun thuốc khử trùng tiêu độc ngày 2 lần; cho ăn lá mềm, bổ sung chất tinh, tiêm thuốc kháng sinh đề phòng bệnh kế phát. Đến nay, đàn bò của gia đình đã có chuyển biến đáng kể, không còn chảy dãi, vết lở loét ở chân đã dần lành lại…

 

Áp dụng những cách làm đơn giản kể trên, không chỉ đàn gia súc của gia đình chị Hoa mà của nhiều hộ khác như gia đình các ông Bùi Văn Phương, Quách Mạnh Thường… cùng ở xóm 9 (thị trấn Cao Phong) đã có chuyển biến tích cực. Có được kết quả đó phải kể đến nỗ lực không chỉ của ngành thú y huyện, cơ sở mà còn là sự đồng thuận từ phía người dân.

 

Tuy nhiên, phải khẳng định công tác phòng chống dịch ở Cao Phong vẫn còn cái “khó”. Muốn 1 con gia súc (từ 1,5 tháng tuổi trở lên) có sức đề kháng để miễn dịch LMLM  thì phải tiêm đủ 3 chủng loại vắc xin, tương đương khoảng 20.000 đồng/con (chưa kể tiền công tiêm). Số tiền trên không phải là lớn, không ít nhưng do không hiểu rõ lợi ích của việc tiêm phòng cho đàn gia súc nên người dân còn khá thờ ơ. Thực tế ở Cao Phong cho thấy, việc tuyên truyền cho người dân hiểu về lợi ích của tiêm vac xin đang là vấn đề đặt ra với không chỉ ngành thú y.

 

 

                                                                                        Hải Yến

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục