Trong thời gian dùng thuốc luôn có nguy cơ tác dụng phụ sẽ xảy ra, đó là một trong những lý do để ta nên dùng thuốc theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Tuy nhiên, có hiện tượng ngược đời là thay vì dùng thuốc, chính sự ngưng dùng thuốc, đặc biệt là ngưng đột ngột lại gẩya tác dụng phụ, thậm chí tác dụng phụ nghiêm trọng.

 Người bệnh không tự ý đột ngột ngưng dùng thuốc

Thế nào là tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc?

Tác dụng phụ của thuốc nói chung được định nghĩa là “tác dụng không mong muốn, gây khó chịu, thậm chí là độc hại; xảy ra khi dùng một thứ thuốc ở liều thông thường để chữa bệnh, phòng bệnh và chẩn đoán bệnh, hoặc để thay đổi một chức năng sinh lý ở người”. Tác dụng phụ thường xuất hiện khi đang dùng thuốc, có thể ở lần dùng thuốc đầu tiên (như uống thuốc kháng histamin trị dị ứng thuộc thế hệ thứ 1 sẽ gây tác dụng phụ buồn ngủ); có thể do dùng thuốc lâu ngày (như dùng thuốc phenylbutazon lâu ngày có thể bị tác dụng phụ mất bạch cầu hạt). Đặc biệt, có một tác dụng phụ không thuộc loại phổ biến có thể xảy ra, đó là tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc (TDPNDT). TDPNDT được định nghĩa là biến cố xảy ra với các triệu chứng rối loạn do đang dùng một thứ thuốc nào đó mà lại đột ngột ngưng không dùng thuốc đó nữa. TDPNDT còn được gọi là Tai biến do ngưng dùng thuốc (nước ngoài viết tắt là ADWE xuất phát từ Adverse Drug Withdrawal Events). Định nghĩa của TDPNDT như trên làm ta liên tưởng đến các thuốc gây nghiện, kể cả ma túy. Các thuốc gây nghiện, gây TDPNDT có thể kể: thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện, gọi chung là opioid (như morphin, pethidin, fentanyl), thuốc an thần gây ngủ nhóm benzodiazepin (như diazepam), thuốc giảm cân kích thích là các dẫn chất amphetamin… Các thuốc này khi đã quen dùng trong thời gian dài sẽ làm thay đổi chuyển hóa cơ bản của các tế bào thuộc hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật (điều khiển cơ trơn và các cơ quan nội tạng). Những tế bào này lệ thuộc vào thuốc, nghĩa là chúng hoạt động một cách bất thường theo tác dụng của thuốc, nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, chúng sẽ phản ứng bằng TDPNDT, được gọi là “Hội chứng cai thuốc”, bao gồm mất ngủ, vật vã, đau nhức, ói mửa, toát mồ hôi, nước mắt chảy ràn rụa, tiêu chảy liên tục...

Loại thuốc gây tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc

Đó là các thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh. Nếu dùng thuốc liên tục, triệu chứng bệnh không xảy ra nhưng nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, triệu chứng bệnh sẽ trỗi dậy, thậm chí còn trầm trọng hơn trước. Thí dụ như thuốc trị bệnh tăng huyết áp clonidin, hoặc thuốc chẹn bêta như propranolol, nếu đột ngột ngưng dùng sẽ làm huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm. Đối với thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng (như nortryptilin, clomipramin), nếu đột ngột ngưng dùng sẽ làm trạng thái tâm thần của người bệnh xấu đi, thậm chí có người còn tìm cách tự tử. Các thuốc trị bệnh động kinh (như carbamazepin) cũng thế, nếu đột ngột ngưng dùng bệnh nhân ngay lập tức sẽ lên cơn động kinh. Đối với loại TDPNDT vừa kể này, có một biện pháp giúp khắc phục là dùng thuốc giảm liều từ từ trước khi dứt hẳn để giúp cơ thể người dùng thuốc thích ứng dần trước khi ngưng thuốc hoàn toàn, chứ không được đột ngột ngưng thuốc. Sự ngưng thuốc từ từ sau khi dùng thuốc glucocorticoid (nhóm thuốc thường được gọi tắt là corticoid như prednisolon, dexamethason…) trong thời gian dài là điển hình của việc giảm liều từ từ. Bởi vì dùng lâu glucocoticoid sẽ làm hoạt động của tuyến vỏ thượng thận bị ức chế, sự giảm liều từ từ giúp tuyến nội tiết này thích nghi và trở lại hoạt động bình thường, nếu không bệnh nhân sẽ khốn khổ vì thiếu corticoid nội sinh do chính tuyến vỏ thượng thận tiết ra.

Để hạn chế tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc

Những vấn đề trình bày trên cho thấy tác dụng phụ của thuốc rất đa dạng. Ngoài việc quan tâm đến tác dụng phụ xảy ra khi đang dùng thuốc (đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài), chúng ta còn phải lưu ý đến các rối loạn do ngưng dùng thuốc.

Để sử dụng thuốc được an toàn người sử dụng thuốc cần lưu ý:

- Phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không được tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc hoặc đột ngột ngưng dùng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

- Khi bác sĩ chỉ định giảm liều từ từ, phải theo đúng cách thức giảm liều đó trước khi ngưng dùng thuốc.

- Khi đang dùng và sau khi ngưng dùng thuốc, nếu xuất hiện những rối loạn, những phản ứng bất thường trong cơ thể, cần đến bác sĩ tái khám ngay.

- Điều sau cùng cần lưu ý là khi đang dùng một thuốc nào điều trị bệnh và đọc được thông tin cảnh giác về thuốc đó thì không nên tự ý ngưng bỏ thuốc nửa chừng mà nên chờ ý kiến quyết định của bác sĩ điều trị. Như cách đây vài năm, có tin FDA Mỹ thông báo thuốc trị tâm thần phân liệt olazapine (Zyprexa) là loại thuốc gây tác dụng phụ nhiều nhất so với nhiều thuốc khác và đưa vào danh sách 10 thuốc cần cảnh giác. Ở ta, một số bệnh nhân đang được điều trị rất tốt với thuốc này, trước thông tin như thế đã vội bỏ thuốc không dùng nữa và bị bệnh tái phát rất trầm trọng.

Hiện nay, olanzapine vẫn được tiếp tục lưu hành mà chẳng có việc gì. Hay mới gần đây, có một công bố của cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (AFSSAPS) về danh mục gồm 59 thuốc cần đặc biệt theo dõi đã làm nhiều bệnh nhân rất lo, đến độ tính chuyện bỏ dùng thuốc có trong danh sách đó. Đúng là có 1 thuốc nằm trong danh sách đó sau đó bị cấm lưu hành (Benfluorex), nhưng các thuốc còn lại đều đã được chứng minh là mang đến lợi ích điều trị (thông qua việc được cấp giấy phép lưu hành) và chưa có quyết định pháp lý nào bắt buộc ngưng không cho tiếp tục lưu hành và ngưng sử dụng trong điều trị. Cơ quan AFSSAPS cũng có khuyến cáo, bệnh nhân không được ngưng sử dụng những thuốc có trong danh mục cần cảnh giác nêu trên trong bất cứ trường hợp nào nếu không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục