Thịt heo sạch cũng có thể chứa vi khuẩn liên cầu lợn (ảnh minh hoạ).

Thịt heo sạch cũng có thể chứa vi khuẩn liên cầu lợn (ảnh minh hoạ).

Một cuộc khảo sát gần đây của BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho thấy, gần 50% số lợn được coi là sạch được giết mổ tại các lò mổ trên địa bàn của TP có vi trùng liên cầu khuẩn lợn trú ở đường hô hấp, đường sinh dục và đường tiêu hoá.

 

Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm dẫn đến nguy cơ tử vong cao, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thờ ơ với căn bệnh này...

Mùa cao điểm của liên cầu khuẩn lợn

Trường hợp mới nhất mắc bệnh này được cấp cứu tại BV là ông N.T.B (57 tuổi), trú tại Ninh Thuận. Đến ngày 16.5, sau gần hai tuần điều trị tại BV, sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển khá hơn, nhưng vẫn đang được theo dõi điều trị tích cực.

Trước đó, ông B nhập viện trong tình trạng rối loạn tri giác, sốt cao, ù tai... Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, ông B đã bị vi khuẩn liên cầu lợn tấn công. Qua điều tra bệnh sử, ông B ăn tiết canh tại quán cháo lòng sau một ngày thì buồn nôn, đau đầu... Sau khi uống thuốc không đỡ, ông được điều trị tại cơ sở y tế địa phương trước khi chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

BV cũng đang điều trị 2 trường hợp mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, đó là bà Ng.T.L (74 tuổi), quê Bến Tre và ông T.Đ.Q (43 tuổi), quê Tiền Giang. Khi nhập viện, cả hai bệnh nhân trên đều trong tình trạng nhức đầu, sốt, ù tai và cứng cổ. Mặc dù trước đó, cả hai người đã đến khám và điều trị tại BV tỉnh nhà, nhưng các BS ở đây chẩn đoán bị cao huyết áp.

Ngoài ra, hai trường hợp khác là một nam, một nữ ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM cũng nghi bị vi khuẩn liên cầu lợn tấn công vì nhập viện với biểu hiện sốt cao, viêm màng não, hôn mê... BV đang thực hiện xét nghiệm định dạng xác định để có phác đồ điều trị chính xác.

Theo TS-BS Nguyễn Hoan Phú - Phó khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TPHCM - từ đầu năm đến nay, BV đã tiếp nhận 11 trường hợp nhiễm liên cầu lợn.

Di chứng nặng nề

BS Hồ Đặng Trung Nghĩa - giảng viên Bộ môn nhiễm, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết, trung bình mỗi năm, BV Bệnh nhiệt đới TP tiếp nhận điều trị khoảng 30-40 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, nhưng trong năm 2010, con số này đã tăng thêm 10 trường hợp. Theo BS Nghĩa, bệnh này thường cao điểm vào mùa nắng nóng trong các tháng 5, 6, 7, đặc biệt ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Còn tại khu vực phía nam, hầu như địa phương nào cũng có ca bệnh liên cầu lợn, nhưng số lượng không tập trung.

Điều đáng nói, loại vi trùng này có cả trong những con lợn đã được kiểm dịch. Cũng theo khảo sát của BV Bệnh nhiệt đới, trong số gần 50% số lợn được giết mổ tại các lò mổ ở TP đã được kiểm dịch có  liên cầu khuẩn lợn, thì có khoảng 10% vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn týp 2 - loại vi khuẩn có mặt nhiều nhất trong những bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn. Chỉ có 30% số người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn có làm việc trong môi trường liên quan đến lợn. Mức độ lây bệnh qua đường tiêu hoá là chủ yếu.

Liên cầu khuẩn lợn thường trú trong đường hô hấp, đường tiêu hoá và đường sinh dục, nên những thức ăn như: Lòng, dồi trường, tiết canh... luôn có vi trùng này. Trong khi đó, nhiều người sử dụng thức ăn này thường không được nấu chín, nên việc lây bệnh là điều khó tránh khỏi. Trong số người bệnh phục hồi, thì 60% bị giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn.

Bệnh có tỉ lệ tử vong cao ở khu vực miền Trung và miền Bắc, tỉ lệ này ở miền Nam là 2/100 ca nhiễm bệnh. Người mắc bệnh liên cầu lợn đa số ở độ tuổi từ 40-60, trong đó 80% là nam giới. Tại miền Nam, nghiên cứu trên 100 bệnh nhân thì 70% có sử dụng lòng heo, tiết canh. Theo BS Nguyễn Hoan Phú - bệnh liên cầu lợn là do vi khuẩn ở heo xâm nhập cơ thể con người qua các vết thương, trầy xước, lở niêm mạc chân răng... Người dân phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh. Nếu tiếp xúc phải có dụng cụ bảo vệ để tránh trầy xước. 

                                                                               Theo LaoDong

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục