Thời gian gần đây các ca bệnh tay - chân - miệng liên tục gia tăng và trong số đó ghi nhận những trường hợp tử vong. Bệnh đã trở thành một mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như đang tạo áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế. Để giúp các bậc cha mẹ, cán bộ y tế có thêm kiến thức về bệnh, bài viết này sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất về bệnh.

Nhận dạng bệnh tay - chân - miệng

Những năm gần đây, bệnh tay - chân - miệng đang có tính lưu hành ở các tỉnh phía Nam, đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em. Bệnh có đặc điểm là sốt, đau họng, ban dạng bọng nước. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng sốt, kém ăn, mệt mỏi và thường đau họng nhẹ. Sau khi sốt từ 1-2 ngày, đau họng và đau miệng ngày càng nặng. Xuất hiện những nốt ban đỏ nhỏ, sau đó trở thành những bọng nước sau đó 1-2 ngày. Những bọng nước này thường xuất hiện ở lưỡi, nướu răng và phía trong má. Ban không ngứa, thường thấy ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, mông. Bệnh nhân có thể chỉ có ban hay kèm theo loét miệng. Nguyên nhân của bệnh tay - chân - miệng là một số virut thuộc nhóm virut đường ruột. Nguyên nhân hay gặp nhất là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 hay những Enterovirus khác.

 Cấu trúc của Enterovirus 71 gây bệnh tay - chân - miệng.

Có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu là do Coxsackievirus A16 gây ra thì thường bệnh ở dạng nhẹ và tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7-10 ngày. Hiếm khi có biến chứng viêm màng não virut. Nhưng nếu là do Enterovirus 71 thì nguy hiểm hơn, bởi bệnh có thể gây viêm màng não, viêm não, liệt... dễ dẫn đến tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn. Bệnh lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng, nước bọt, dịch của bọng nước, phân của người bệnh. Tuần lễ đầu tiên sau khi phát bệnh là lúc dễ lây nhiễm nhất. Bệnh không lây truyền qua động vật. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bàn tay của người lớn dễ trở thành nguồn lây bệnh khi chăm sóc trẻ ốm rồi truyền bệnh sang những trẻ khác. Thông thường, thời kỳ ủ bệnh là 3-7 ngày. Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi song người lớn cũng có thể mắc. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhưng không phải ai bị lây cũng mắc bệnh. Trẻ em, thiếu niên dễ mắc bệnh bởi vì chưa có kháng thể và miễn dịch từ những lần tiếp xúc trước đây. Sau khi nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch bảo vệ nhưng bệnh nhân có thể bị mắc lại nếu nhiễm loại virut gây bệnh loại khác. Đây là một trong những bệnh gây đau miệng. Cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes gây viêm miệng và nướu răng. Các bác sĩ lâm sàng có thể phân biệt với các bệnh gây đau miệng khác thông qua tuổi mắc bệnh, dấu hiệu của bệnh, khám thấy ban và đau.

Cần thực hiện tốt vệ sinh cơ thể và ăn uống

Là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng để giảm thiểu những biến chứng, gia đình nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Cách xử trí thông thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen. Sốt và khó chịu sẽ đỡ sau 3-4 ngày. Phồng rộp trong miệng và họng sẽ hết sau khoảng 7 ngày. Bọng nước trên tay và chân sẽ hết sau khoảng 10 ngày.

Tuy chưa có cách phòng bệnh đặc hiệu (ví dụ vaccin) song có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng các biện pháp thực hành vệ sinh. Các biện pháp đó bao gồm rửa tay (đặc biệt sau khi đi vệ sinh hay vệ sinh cho trẻ), lau sạch các bề mặt bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và nước, sau đó tiệt khuẩn dung dịch chloraminB. Tránh các tiếp xúc gần với trẻ bệnh (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân,…) sẽ làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người chăm sóc. Khi trẻ bị bệnh tay - chân - miệng, thức ăn có thể gây kích thích, đau, nhức cho lưỡi, họng, miệng. Nên chăm sóc trẻ bằng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, súc miệng nước muối ấm sau bữa ăn. Đồng thời chú ý bổ sung cho trẻ các loại nước trái cây giàu vitamin.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục