Canxi có 99% ở xương và răng giúp cho sự hình thành phát triển duy trì hoạt động hai cơ quan này. Nó chỉ hiện diện 1% trong máu, mô mềm nhưng lại có ý nghĩa quan trọng khác

Nhu cầu và tác hại do thiếu canxi

Với thai nhi, trẻ sơ sinh:

Mỗi ngày thai cần ở thời kỳ đầu 350mg, giữa 150mg, cuối 150 - 450mg canxi. Mỗi ngày người lớn cần 800mg (theo WHO). Song nhiều nghiên cứu cho biết, hầu hết đều đạt thấp hơn: ở Mỹ, nữ da trắng 640 mg, nữ da đen 452mg; ở Trung Quốc chung cho nam nữ thành phố lớn 600mg, nông thôn 378mg; ở Việt Nam khoảng 400mg canxi.

 Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào

Mỗi ngày bà mẹ mang thai cần 1.000 - 1.200mg. Khi canxi - máu thấp, theo “phản xạ tự nhiên”, tuyến cận giáp tăng tiết parathyroid để phân giải canxi dạng không tan của xương thành dạng tan, phóng thích vào máu, cung cấp cho thai song sự đáp ứng này chỉ nằm trong giới hạn. Kết cục, khi bà mẹ thiếu canxi, thai sẽ thiếu canxi, dẫn đến: chứng còi xương, dị dạng xương bẩm sinh; chứng hạ canxi - máu ngay khi sinh ra với biểu hiện co rút, co giật các cơ, thậm chí nín thở, ngừng hô hấp; chứng khò khè bẩm sinh (do các cơ liên quan hô hấp không làm tốt chức năng).

Ở trẻ còn rất nhỏ:

Bà mẹ cung cấp hoàn toàn (trước khi ăn dặm) hay một phần lớn (trước lúc bỏ bú) cho trẻ. Nếu bà mẹ thiếu, trẻ cũng sẽ thiếu canxi, dẫn đến chứng hạ canxi - máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy khóc) hay hạ canxi máu nặng (co giật). Các biểu hiện này xuất hiện vài ba ngày, vài ba tuần hay một tháng sau sinh, ngày càng rõ.

Ở trẻ tuổi nhỏ, tuổi trưởng thành:

Lúc này canxi cho trẻ do chế độ ăn quyết định.

Thiếu canxi sẽ khó hình thành, phát triển, duy trì hoạt động xương răng, nhất là chiều dài xương, dẫn đến có chiều cao khiêm tốn (so với trẻ cùng trang lứa trong cùng dân tộc, hệ di truyền). Thiếu canxi còn làm giảm sự sự lắng đọng cục bộ, khô chất gian bào ở đầu xương, gây ra cơn đau tăng trưởng ở bắp chuối hay một bên hoặc cả hai bên khớp gối nhưng không phải là viêm khớp.

Canxi tham gia vào các hoạt động của các enzym chuyển hóa protid, lipid, glucid; nếu thiếu, các quá trình này bị trở ngại, ảnh hưởng đến dinh dưỡng, làm trẻ chậm phát triển về thể chất. Canxi tham gia vào tế bào phóng thích acetylcholine, norephenephrin, tham gia vào hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên; thúc đẩy việc phòng thích hormon cortical, nhằm đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế thần kinh với các tế bào khác; nếu thiếu thì quá trình học nhớ, tư duy bị sút kém, trẻ chậm phát triển tinh thần, trí tuệ.

Một số bệnh khi thiếu canxi tuổi trưởng thành sẽ không bộc lộ, nhưng tạo tiền đề cho sự bộc lộ ấy vào tuổi trung niên, tuổi già: như bệnh loãng xương, chứng lẩn thẩn tuổi già, bệnh cao huyết áp.

Bổ sung canxi như thế nào?

Sự hấp thu canxi:

Cơ thể trẻ chỉ hấp thu khoảng 50% lượng canxi từ thức ăn. Canxi dạng hòa tan hấp thu dễ, dạng không hào tan không hấp thu được. Khi sự phân tiết acid dạ dày kém (trẻ quá nhỏ tuổi) thì việc chuyển sang dạng canxi hòa tan giảm, sự hấp thu canxi giảm theo; song nếu thức ăn có thêm acid (dấm, vitamin C) hay có thêm chất lysine, tryptophan, arginn, histidin, sự chuyển thành dạng canxi tan tăng lên, sự hấp thu canxi tăng theo. Khi có các bệnh đường ruột (trẻ tiêu chảy dai dẳng, táo bón…), sự hấp thu canxi cũng kém đi.

Khi canxi nhiều hơn phosphor, canxi dễ hấp thu, nhưng khi phospho nhiều hơn thì canxi khó hấp thu. Tỷ lệ canxi/phosphor(Ca/P) bằng 1/1 thuận lợi cho hấp thu canxi từ 1 tuổi đến cuối đời, nhưng tỷ lệ bằng 2/1 sẽ thích hợp cho trẻ sơ sinh đến 2 tháng và bằng 1,5/1 thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 1 tuổi. Sữa người có tỷ lệ Ca/P khoảng1,31/1 nên việc hấp thu canxi chưa phải tối ưu nhưng tốt hơn sự hấp thu canxi ở các thức ăn và sữa khác rất nhiều.

Bổ sung canxi bằng thực phẩm:

Giá trị canxi của thực phẩm không chỉ ở hàm lượng mà còn ở các yếu tố hấp thu trên. Canxi ở thực vật (vì có một số ở dạng không hòa tan như oxalat) nên không tốt bằng ở động vật; động vật trên cạn có hàm lượng canxi thấp nên không tốt bằng động vật ở dưới nước (cá tôm, cua, ếch), nhất là loại tôm cá biển. Cần ăn cân đối giữa thức ăn thực vật - động vật trên cạn, dưới nước. Nếu chỉ ăn thực vật, có khi canxi tính lượng thô vẫn đủ, nhưng lượng hấp thu vào cơ thể vẫn thiếu.

Bổ sung canxi bằng thuốc:

Khi bị bệnh do thiếu canxi nặng (có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm rõ) mới cần dùng thuốc. Nếu bệnh nặng như còi xương, cần dùng thuốc canxi kèm với vitamin D liều cao, nhưng nếu bệnh khỏi (hết biểu hiện trên lâm sàng, xét nghiệm), cần ngừng cả hai thuốc vì thừa cả hai thứ đều làm tăng canxi - máu, có hại. Khi bệnh cấp cứu như hạ canxi - máu nặng cần dùng dạng canxi tiêm và chỉ thực hiện tại bệnh viện.

Khi thiếu canxi mức vừa, có thể bổ sung thuốc chứa canxi, vitamin D loại có hàm lượng thấp (canxi 200mg - 500mg, vitamin D 200IU). Sau 3 tháng, kiểm tra lại, nếu đã đủ thì ngừng thuốc, khi nào thiếu bổ sung lại. Nếu cho trẻ ăn cả ngày không kể liều lượng và kéo dài sẽ thừa canxi, trẻ sinh ra mỏi mệt, chán ăn. Loại có hàm lượng canxi và vitamin D hoặc chỉ có vitamin D hàm lượng cao, tác dụng kéo dài chỉ dùng để chữa bệnh theo đơn, tuyệt đối không tự ý dùng để bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ không có bệnh, vì sẽ tăng canxi - máu, gây độc.

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục