Hôm qua, chị Minh Nguyệt đã cung cấp toàn bộ giấy tờ, hóa đơn liên quan đến việc khám chỗ BS Tuấn cho Ban giám đốc BV Bình Dân.

Hôm qua, chị Minh Nguyệt đã cung cấp toàn bộ giấy tờ, hóa đơn liên quan đến việc khám chỗ BS Tuấn cho Ban giám đốc BV Bình Dân.

Trước sự việc bác sĩ tự ý bán “viên thuốc” giá 14 triệu đồng cho bệnh nhân mà báo chí phản ánh, ngày 25/8, Ban giám đốc Bệnh viện Bình Dân đã ra quyết định tạm ngưng công tác bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn.

 

Tiếp xúc với chúng tôi, bác sĩ (BS) Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc BV Bình Dân - cho biết: “Liên quan đến vụ việc báo phản ánh, Ban giám đốc BV đã có cuộc họp vào sáng nay (26/8 - PV) và quyết định tạm ngưng công tác BS Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa để làm rõ. Chúng tôi rất mong báo chí tập hợp những thông tin người bệnh phản ánh cung cấp cho phía BV. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe người bệnh phản ánh, nhằm có thêm cơ sở, chứng cứ cho việc xử lý”.

 

Lãnh đạo BV cũng ra thông báo về việc tạm ngưng công tác BS Tuấn, đồng thời cử BS khác điều hành khoa Nội soi tiêu hóa.

 

Thêm nhiều người bệnh lên tiếng

 

Trong khi đó, hôm qua tiếp tục có thêm bệnh nhân phản ánh với tòa soạn về việc bị BS Tuấn “ép” uống viên nang nội soi. Anh Lê Việt Thắng (nhà ở Q.Phú Nhuận, TPHCM) kể: “Tôi bị đau bụng, đến khám ở BV Bình Dân hôm 3/6. Sau khi nội soi xong theo chỉ định của BS khám ban đầu, thì BS Tuấn bảo ruột của tôi viêm hơi nặng nên cần uống viên nang nội soi. Tôi cũng sợ nên mua viên nang 13 triệu đồng. Hôm sau, khi có kết quả, BS Tuấn cũng ghi cho tôi toa thuốc, mà không hề bảo tôi quay lại BS khám ban đầu. Tôi thấy rất bất thường từ việc công ty vào BV thu tiền; lúc bảo tôi uống viên nang thì BS Tuấn nói có vẻ như bệnh của tôi ghê gớm lắm, nhưng khi uống viên nang xong rồi thì BS Tuấn chẳng nói gì nhiều về bệnh”.

 

Chị Quy Thị Yến (43 tuổi, nhà ở Q.Thủ Đức), vào BV hôm 20 và 21/7 thì trong túi có 4 triệu đồng, phải mượn người thân mới đủ mua viên nang 14 triệu đồng. “Tôi đóng tiền tại phòng nội soi của BS Tuấn. Mua uống xong, hôm sau có kết quả, BS Tuấn bảo không sao đâu, rồi cho toa thuốc nói tôi về uống, khỏi quay lại BS khám ban đầu. Lúc đó, tôi thấy BS Tuấn sao mà sốt sắng quá, nên còn “bồi dưỡng riêng” cho BS Tuấn nữa. Hôm 25/6, gia đình tôi đọc báo mới rõ ra mọi chuyện. Giờ nghĩ lại, thấy tiếc cho số tiền hơn 17 triệu đồng của đợt khám bệnh”.

 

Giá thực của “viên thuốc” là bao nhiêu?

 

“Hằng ngày BV chúng tôi cho đọc thông báo để người bệnh biết là không được đóng tiền cho bất kỳ ai, mà nộp tiền cho hệ thống tài chính của BV ở bàn thu tiền, việc này nhằm tránh tình trạng người bệnh bị lừa gạt đã có xảy ra tại BV. Việc cho thu tiền không qua tài chính của BV khi người bệnh mua viên nang nội soi chỗ khoa BS Tuấn là hoàn toàn sai. Chúng tôi sẽ làm việc với bộ phận tài chính để làm rõ”, BS Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc BV Bình Dân, khẳng định.

 

Tuy nhiên, điều cần làm rõ thêm là vì sao Công ty TNHH KT Đồng Minh (trụ sở tại P.15, Q.10), nhà cung cấp viên nang này, lại được nhiều ưu ái của BS Tuấn như vậy? Vì sao cùng sản phẩm viên nang nhưng phiếu thu tiền người bệnh lúc thì 13 triệu đồng, lúc 13,5 triệu đồng và lúc 14 triệu đồng. Vậy giá trị thực của viên nang này là bao nhiêu? Ngoài ra, bệnh nhân Lê Việt Thắng (Q.Phú Nhuận) cũng đặt nghi vấn: “Tại sao BS Tuấn có ghi tờ giấy chỉ định cho tôi uống viên nang, nhưng sau khi tôi đóng tiền mua rồi thì tờ giấy này được thu lại?”.

 

Cũng trong hôm qua, người thân của bệnh nhân Lê Minh Nguyệt đã trực tiếp đến BV Bình Dân gặp BS Tuấn yêu cầu phải trả lại tiền và xảy ra to tiếng tại BV.

 

 

 

                                                                               Theo DanTri

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục