Tết Trung thu đang đến gần, nhiều tuyến đường ở Hà Nội, TP.HCM và nhiều thanh phố lớn đã tràn ngập các quầy bán bánh trung thu. Tại một số điểm bán bánh, ngoài những thương hiệu nổi tiếng còn có cả bánh rởm không nhãn mác, không nguồn gốc hoặc có nhãn mác nhưng “nhái” các thương hiệu nổi tiếng.

 Chế biến nhân bánh trung thu tại một xưởng sản xuất tư nhân (ảnh có tính chất minh họa) . Ảnh: Đ.K

Nhân bánh bất thường

Vụ kinh doanh nhân bánh trung thu nhập lậu với số lượng lớn lần đầu tiên bị phát hiện tại Hà Nội xuất phát từ chuyên án trinh sát của cán bộ Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an. Đó là việc có một đầu nậu lớn ở Hải Dương chuyển lên khu vực biên giới Lạng Sơn thu gom các loại cốm, đậu đỏ, đậu xanh với mục đích vận chuyển về Hà Nội và các vùng phụ cận, cung cấp cho các cơ sở chế biến bánh Trung thu. Thời điểm cận Tết Trung thu, đầu nậu này càng khẩn trương thu gom hàng.

21 giờ 30 ngày 23/8, gần 20 cán bộ chức năng của Cục Cảnh sát môi trường, đội QLTT số 13 và Công an quận Tây Hồ theo sát, ập bắt quả tang chiếc xe ôtô BKS 30U - 0078 đang xuống hàng trên phố Thụy Khuê. Đến 2 giờ sáng ngày 24/8, công tác kiểm đếm mới cơ bản hoàn tất. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe và dưới đất số hàng đã được chuyển xuống, tổng cộng 100 thùng carton, mỗi thùng nặng 20kg, bên trong có các bịch nilon đã hút chân không với các loại nhân có màu sắc bắt mắt, độ dẻo cao. Cùng với lô nhân bánh, trên xe còn có 50.000 quả trứng muối. Tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Lực lượng chức năng xác định, chủ số hàng trên là ông Nguyễn Huy Cường, trú tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông Cường khai nhận số hàng trên được mua trôi nổi trên biên giới rồi đưa về Hà Nội cung cấp cho các cơ sở sản xuất bánh Trung thu.

 Cán bộ quản lý thị trường kiểm tra bánh trung thu bị giữ.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Quốc Thái - Đội trưởng Đội QLTT số 11 cho biết, vụ việc này không đơn thuần là vụ vi phạm về hàng nhập lậu. Điều nguy hiểm là tính chất mặt hàng có thể ảnh hưởng, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng phải những loại nhân “bất thường” trên. Minh chứng cho nhận định này là 50.000 quả trứng muối bị thu giữ. Theo nguyên tắc chuẩn ATVSTP, số trứng muối này phải được bảo quản dưới 10oC mới là an toàn. Tuy nhiên, nguyên tắc này đã không được chủ hàng thực hiện. Ngày 24/8, Đội QLTT số 11 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng. Theo quy định pháp luật, mức phạt hành chính cho hành vi vận chuyển, mua bán hàng lậu của chủ hàng Nguyễn Huy Cường sẽ vào khoảng 15 triệu đồng.

Chất lượng bánh “tùy thuộc lương tâm nhà sản xuất”

Nhận định được tình hình trên, Cục CSĐT tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an đã triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSTP trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, khu vực giáp biên giới, các cơ sở sản xuất lớn và làng nghề. Theo Đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng C49, vụ bắt giữ 20kg nhân bánh Trung thu kể trên chỉ là bước khởi đầu cho đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các vi phạm về ATVSTP trong dịp Tết Trung thu. Mặc dù lực lượng cảnh sát môi trường đã chủ động nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm pháp luật liên quan ATVSTP nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào dịp Trung thu và Tết Nguyên đán. Theo Đại tá Thảo, tình trạng này một phần còn do nhiều kẽ hở trong công tác mở tờ khai hải quan, cấp giấy chứng nhận ATVSTP khiến các đối tượng lợi dụng để quay vòng giấy tờ, hợp thức nguồn hàng nhập lậu; nhiều lỗ hổng trên các trạm kiểm soát... Trong khi đó, các đối tượng vi phạm thường sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với hoạt động kiểm tra, bắt giữ. Vì vậy, công tác thanh, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn.

 

                                                                               Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục