Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp (THK) là hay gặp nhất. Khi bị THK mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.

Cấu tạo của khớp

Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng…

 X-quang kiểm tra khớp cho bệnh nhân.

Nói đến THK thường muốn ám chỉ lớp sụn mềm ở ngay đầu xương bị thoái hóa là chính, ngoài ra THK còn có hiện tượng giảm phản xạ đầu xương và giảm thiểu đáng kể việc tiết dịch nhầy của khớp (dịch khớp). Những khớp xương nào dễ bị thoái hóa nhất? Có nhiều khớp xương dễ bị thoái hóa nhưng hay gặp nhất vẫn là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân...

Nguyên nhân của THK

THK là hiện tượng khớp bị tổn hại (xơ hóa, biến dạng, vôi hóa…) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 loại nguyên nhân chính:

Nguyên nhân nguyên phát: là nguyên nhân hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố thuận lợi gặp ở người cao tuổi bị THK xương như: tình trạng béo phì, di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.

Nguyên nhân thứ phát: xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng có vai trò nào đó trong THK ở người cao tuổi. Người ta cho rằng, người trên 40 tuổi hay gặp THK có lẽ ở chừng mực nào đó có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp, người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin to kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.

Triệu chứng chính

Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, ví dụ như khớp gối bị thoái hóa có khi đau làm cho đi lại rất khó khăn và bị hạn chế trong vận động. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân. Đau khớp thường vào buổi sáng kéo dài khoảng nửa giờ, xuất hiện một vài khớp riêng lẻ bị thoái hóa, đau không có đối xứng. Thông thường, đau trong THK không kèm theo các dấu hiệu của viêm như: sưng, nóng, đỏ.

Cứng khớp hay gặp nhất là vào buổi sáng sớm lúc vừa ngủ dậy làm cho việc co, duỗi, đi lại khó khăn. Cứng khớp do THK chỉ kéo dài một thời gian ngắn (ít khi quá 15 phút).

Ngoài các triệu chứng điển hình vừa nêu trên, chẩn đoán THK cũng nên chụp X-quang, cộng hưởng từ để biết tình trạng của khớp như: hẹp khe khớp, mỏm gai bờ rìa, vành xương của sụn khớp xương đốt sống thắt lưng và các dấu hiệu khác, tuy nhiên trong các trường hợp mới bị THK thì các dấu hiệu này có khi chưa xuất hiện.

Khi đã bị THK nên làm gì?

Nếu bị đau nhiều cần giảm đau, động tác đầu tiên nên chườm lạnh (dùng khăn thấm nước lạnh), sau đó chườm bằng nước nóng (dùng khăn thấm nước nóng, nếu có điều kiện thì ngâm trong bồn tắm có nước ấm để cho người ấm lên, sau đó lau người khô và mặc quần áo). Nếu không có điều kiện hoặc không muốn chườm lạnh, chườm nóng thì có thể xoa, bóp nhẹ nhàng rồi dùng dầu (ví dụ dầu gió), kem (typ kem deefheat) xoa vào khớp làm cho nóng lên.

Nếu thấy có hiện tượng cứng khớp thì cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân), vặn mình nhẹ nhàng (khớp đốt sống lưng, thắt lưng), xoay cổ sang phải, sang trái một cách nhẹ nhàng (khớp đốt sống cổ).

Nếu các động tác vừa nêu trên thực hiện đều đặn mà không thấy bệnh thuyên giảm hoặc thuyên giảm nhưng rất chậm thì nên đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc và tư vấn thêm, tuyệt đối không tự động mua thuốc để uống hoặc tiêm vì các loại thuốc dùng trong điều trị THK cần được hiểu rõ cơ chế tác dụng chính và đặc biệt là các tác dụng phụ.

Phòng bệnh THK

Để hạn chế THK, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người.

Để phòng tránh hiện tượng THK xảy ra thì ngay từ lúc tuổi ngoài 40 nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Khi có hiện tượng nghi ngờ về khớp cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn đầy đủ. Nên đi khám bệnh định kỳ để biết tình trạng sức khỏe của mình và biết cách phòng tránh. Đối với người cao tuổi cũng cần tập luyện nhẹ nhàng tùy theo sức mình và hoàn cảnh của riêng mình. Cần có sự tập luyện các khớp xương như: xoay, xoa bóp, đi lại trong nhà, trong sân, trong ngõ (khi lên xuống cầu thang phải hết sức cẩn thận, đặc biệt những cụ tuổi đã cao, sức yếu thì không nên lên xuống cầu thang vì dễ bị sảy chân rất nguy hiểm). Đi bộ là một hình thức tập luyện rất được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng không nên đi xa quá và chiếm nhiều thời gian gây mệt mỏi, đôi khi còn phản tác dụng.
 
 
                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục