Bên trái từ trên xuống, Huỳnh kỳ (chích mật) - Thiên ma - Kỷ tử - Thố ty tử / Ảnh: H.Mai

Bên trái từ trên xuống, Huỳnh kỳ (chích mật) - Thiên ma - Kỷ tử - Thố ty tử / Ảnh: H.Mai

Trong Đông y, hoa cúc được sử dụng chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau. Cả 4 loại: cúc trắng, cúc vàng, cúc áo hoa vàng và cúc bách nhật đều được dùng làm thuốc.

Cúc hoa trắng: Theo YHCT, cúc hoa trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, giáng hỏa, giải độc, minh mục, chỉ thống. Được dùng trong các bệnh cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt, nhức mắt, mắt mờ, tăng huyết áp. Có thể dùng cúc hoa trắng trị một số chứng bệnh sau.

- Trị tăng huyết áp kèm xơ vữa động mạch, chóng mặt, ù tai: cúc hoa trắng 10g; sinh địa 25g; mẫu lệ 25g; hoài sơn 15g; phục linh, sơn thù du, mỗi vị 12g; mẫu đơn bì, tang diệp, mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị suy nhược, suy giảm trí nhớ, mất ngủ: cúc hoa trắng 20g; hắc táo nhân 25g; đương quy, phục linh, sinh địa, kỷ tử, mỗi vị 20g; viễn chí, mạch môn, bạch truật, mỗi vị 15g; xuyên khung, hoàng bá, nhân sâm, mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày uống 2 - 3 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Cúc hoa vàng:

có vị đắng, cay, tính bình, có tác dụng giải cảm nhiệt, biểu hiện đau đầu, đau mắt. Còn có tác dụng thanh can sáng mắt, mắt sưng thũng đỏ đau. Ngoài ra còn có tác dụng bình can hạ áp, giải độc, sát khuẩn. Có thể dùng trị một số chứng bệnh sau đây:

- Trị cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, háo nhiệt: cúc hoa, hạnh nhân, cát cánh, mỗi vị 8g; tang diệp 12g; liên kiều, bạc hà, đạm trúc diệp, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần trước bữa ăn cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Đau mắt đỏ, sưng mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt: cúc hoa, bạc hà, lá tre tươi, lá dâu, kinh giới, đồng lượng 4 - 6g. Đun sôi nhỏ lửa, nhân lúc còn nóng, hướng hơi thuốc, xông nhẹ vào mắt đau. Uống ấm, ngày 2 lần. Lấy nước đun lần thứ 3, để hơi ấm, rửa vào nơi mắt ngứa đau.

- Trị hoa mắt, chóng mặt, đau mắt đỏ, mũi ngạt tắc: cúc hoa, kinh giới, bạc hà, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, hương phụ, cam thảo, bạch cương tàm, đồng lượng 6 -10g, tán bột mịn, uống mỗi lần 4 - 6g, ngày 2 lần với nước ấm.

- Trị mụn nhọt, đinh độc, da tê bì mất cảm giác: cúc hoa 16g, cam thảo 20g. Dùng dưới dạng thuốc hãm, ngày một thang. Uống 2-3 lần trong ngày tới khi hết các triệu chứng.

- Trị chứng âm hư hỏa vượng, đau đầu, hoa mắt, hồi hộp, hay quên, huyết áp tăng: cúc hoa 8g; câu đằng, kỷ tử, hoài sơn, thục địa, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; trạch tả, sơn thù, mẫu đơn bì, bạch phục linh, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Cúc áo hoa vàng: có vị the tê, tính ấm, có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, tiêu độc, giảm đau. Được dùng chủ yếu để chữa đau nhức răng, sâu răng. Người ta lấy hoa, giã nát, chấm vào chỗ răng, lợi bị đau nhức, hoặc lấy hoa ngâm vào rượu cao độ, khoảng vài tuần lễ. Dùng tăm bông chấm rượu này vào nơi răng lợi bị đau nhức sẽ có tác dụng giảm đau ngay.

- Chữa sưng đau họng: Dùng lá cúc áo, rửa sạch, giã nát với ít muối ăn, bọc vào miếng vải sạch mà ngậm.

Ngoài ra có thể dùng rễ,  cành lá cúc áo phối hợp với một số vị thuốc khác (rễ bưởi bung, rễ vú bò, rễ độc lực, thiên niên kiện) làm thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương cốt.

Cúc bách nhật: có vị ngọt nhạt, hơi chát, tính bình, không độc, có tác dụng bình suyễn, khu đàm, chỉ khái, tiêu viêm, minh mục. Dùng trị ho, hen, ho ra máu, ho lao, đau mắt, đau đầu, đầy hơi, trướng bụng…

- Trị hen suyễn, viêm phế quản: cúc bách nhật, tỳ bà diệp (tẩm mật ong, sao vàng), cây rễ bảy lá một hoa mỗi vị 6g, lá nhót 10g. Sắc uống ngày một thang, uống ấm 2-3 lần. Uống nhiều thang tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị ho ra máu, ho gà: cúc bách nhật 10g, long nha thảo (sao đen) 9g. Sắc uống ngày một thang. Uống tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị chứng khóc đêm ở trẻ em: cúc bách nhật 5g, cúc hoa vàng 2g, thuyền thoái (xác ve sầu, bỏ chân, cánh, sao thơm) 3g. Sắc uống nhiều lần trong ngày.

 

                                                                      Theo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục