Một tiết học của trường tiểu học TT Mai Châu.

Một tiết học của trường tiểu học TT Mai Châu.

(HBĐT) - Huyện Mai Châu có tỷ lệ học sinh là người dân tộc cao, tổng số học sinh trong huyện là trên 12.000 học sinh, trong đó, học sinh là người dân tộc chiếm khoảng 90%. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc ở Mai Châu được coi là cốt lõi của ngành giáo dục địa phương.

 

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT huyện đã thực hiện tốt chế độ chính sách giáo dục dân tộc theo quy định, cụ thể như: tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc; thực hiện tốt việc quản lý trường PT DTNT theo Quyết định 49/2008 của Bộ GD&ĐT và Thông tư 06/TT – BGDĐT. Việc thực hiện thi tuyển sinh vào  trường PT DTNT được thực hiện theo đúng quy định. Các chế độ, chính sách đối với học sinh PT DTNT theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg của Chính phủ được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất cho con em dân tộc thiểu số vươn lên trong học tập – Bà Phạm Thị Lan, Phó Phòng GD & ĐT huyện Mai Châu cho biết.

 

Để đảm bảo cho học sinh là người dân tộc yên tâm đến trường, toàn ngành đã thực hiện nghiêm túc các quyết định, thông tư của Chính phủ, Ủy Ban dân tộc và Bộ GD & ĐT đối với học sinh dân tộc, học sinh vùng khó khăn. Qua đó, 100% học sinh, giáo viên trong huyện được cấp phát sách giáo khoa. Học sinh vùng khó khăn được cấp sách, giấy, vở viết, chăn màn… theo đúng quy định.

 

Ngay từ đầu năm học, ngành đã chỉ đạo cho các trường tổ chức cho giáo viên học quy chế chuyên môn, soạn giảng theo hướng đổi mới, khuyến khích áp dụng giáo án điện tử. Trong năm học, ngành luôn có sự luân chuyển cán bộ cốt cán, giáo viên giỏi đến vùng khó khăn, vùng dân tộc giúp cơ sở đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua thanh, kiểm tra, ngành giáo dục đã chủ động không bố trí giáo viên có trình độ yếu kém đứng lớp. Ý thức được điều đó, đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn với 9,71% giáo viên mầm non, 27,5% giáo viên tiểu học, 30,5% giáo viên THCS đạt trên chuẩn, 100% giáo viên THPT đạt trình độ chuẩn trở lên. Đã có khoảng 1.000 lượt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện trong 5 năm (2006 – 2011)

 

Bên cạnh đó, ngành đảm bảo chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh bậc mầm non và tiểu học. Ngành đã chỉ đạo các trường triển khai nội dung tiếng Việt và tăng cường dạy cho học sinh ngày từ cấp học mầm non. Đối với đội ngũ giáo viên, ngành đã tổ chức tập huấn thực hiện chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số” và cử giáo viên là người dân tộc làm chủ nhiệm lớp nhờ vào lợi thế về ngôn ngữ nên việc dạy, tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh dễ dàng hơn. Nhiều trường được khuyến khích học 2 buổi/ngày, học tăng thời lượng, dạy đủ chương trình. Học kỳ vừa qua có 100% học sinh mầm non được học tiếng Việt, đây là tiền đề vững chắc cho các em bước vào lớp 1.

 

Thực hiện tốt chính sách về giáo dục dân tộc ở Mai Châu còn thể hiện ở việc duy trì các lớp ghép, hệ thống điểm, chi trường tại vùng khó khăn tạo điều kiện tốt nhất để các em đến trường thuận lợi. Tránh tình trạng vì đi lại vất vả dẫn đến bỏ học, kém chuyên cần. Đến nay, toàn huyện có 23 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 4 trường PTCS, 19 trường THCS, 2 trường THPT và 2 trường DTNT; 100% xã, thị trấn có trung tâm hoạt động cộng đồng, có 658 phòng học kiên cố, đạt 79,7%, 112 phòng bán kiên cố. Các cơ sở trường học được bố trí hợp lý theo phân bố dân cư. Ở những xã vùng khó khăn, dân cư rải rác, hệ thống giao thông đi lại khó khăn được bố trí thêm nhiều chi trường như xã Tân Dân, Hang Kia và Phúc Sạn, do đó đã tạo điều kiện tốt cho con em các dân tộc được đến lớp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân sống trên địa bàn. Nhờ đó, khoảng cách về chất lượng giáo dục vùng thuận lợi và vùng khó khăn đang được rút ngắn. Nhiều người có học sinh dân tộc thiểu số đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp như: THCS Pù Bin, THCS Bao La, tiểu học Phúc Sạn…

 

Tuy nhiên, công tác giáo dục dân tộc của huyện vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Một bộ phận người dân là đồng bào các vùng sâu, xa, khó khăn chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của GD&ĐT nên chưa có sự quan tâm đúng đắn đến việc học tập của bản thân và con em mình. Đặc biệt là tình trạng học sinh bỏ học tại xã Hang Kia.

 

                                                        Hồng Nhung

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục