(HBĐT) - Trở về sau khi thăm khám cho can phạm nhân, các y, bác sỹ Trại tạm giam Công an tỉnh lại cẩn thận ghi chép thông tin về tình hình sức khỏe can phạm nhân vào cuốn sổ nhỏ rồi xếp ngăn nắp trong ngăn tủ. Công việc tưởng chừng đơn giản, song để có những dòng tin ngắn ngủi kia, các anh phải đổi biết bao mồ hôi và cả nước mắt, thậm trí con mắt gièm pha, nghi hoặc của người đời về một nghề mà không nhiều người muốn làm.

 

Hàng ngày, các y, bác sỹ vẫn tận tụy với công việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân là những đối tượng phạm pháp. Có đêm vừa đặt lưng xuống giường đi ngủ, có điện thoại, thế là bật dậy “phóng xe” đến cơ quan để khám, lập phiếu sức khỏe, nhận phạm nhân mới, nhiều tuần làm việc mới có một ngày chủ nhật. Chế độ hỗ trợ độc hại mỗi ngày 6.000 đồng, phụ cấp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HIV mỗi tháng 100.000 đồng và 25% phụ cấp tính theo lương cơ bản. Làm việc trong môi trường độc hại, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao, song trong bất kỳ tình huống nào, các y, bác sỹ bệnh xá Công an tỉnh luôn tận tâm vì người bệnh. Họ quan niệm rằng, đã là người bệnh, dù là người bình thường hay phạm nhân, khi mắc bệnh đều có nỗi khổ riêng. Vì vậy, phương châm làm việc của các anh là “lương y như từ mẫu”, các y, bác sỹ đều cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

Với quân số chỉ có 6 y, bác sỹ, trong khi phải đảm nhiệm chữa trị cho hàng trăm can phạm nhân. Đây là thử thách lớn đối với mỗi bác sỹ vì không chỉ tiếp xúc với những người ốm đau, bệnh tật bình thường mà phải tiếp xúc với người bệnh là những đối tượng vi phạm pháp luật, trong số đó có những tên giang hồ, những đối tượng mang trọng án, đặc biệt hơn cả là những phạm nhân nhiễm HIV/AIDS. Có những phạm nhân khi biết mình nhận mức án tử hình thường hoang mang, tiêu cực và tự tìm đến cái chết để giải thoát như trường hợp tử tù Ngụy Văn K., 42 tuổi ở Tân Yên, Bắc Giang, can tội mua bán trái phép 8 bánh hêrôin. Trong thời gian chờ thi hành án, tên K. có biểu hiện tiêu cực, chống đối quyết liệt, hơn nữa, hắn mắc bệnh hen suyễn. Cách đây ít ngày, đối tượng đột nhiên lên cơn hen, kêu la ầm ĩ, ảnh hưởng tới các phạm nhân khác. Ngay trong đêm, các y, bác sỹ đã trực tiếp thăm khám và phối hợp với Trung tâm Phòng - chống dịch bệnh xã hội của tỉnh chữa trị. Không lâu sau đó, bệnh dần ổn định, K. trở nên mềm tính hơn.

 

Trung tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Bệnh xá chia sẻ: Điều trị cho những bệnh nhân “thật” đã vất vả lắm rồi, đôi khi còn phải đối mặt với những bệnh nhân “giả”, những can phạm này tự nhiên trở thành diễn viên tài ba. Họ giả bệnh, kêu đau, buộc bác sĩ phải chăm sóc. Thật là khó khăn mới phát hiện ra “chứng bệnh” này vì nơi đây không có phương tiện hỗ trợ như: máy đo điện tim, máy siêu âm, xét nghiệm... Khi phát hiện họ giả bệnh, với kinh nghiệm của bản thân anh chỉ báo với cán bộ quản giáo còn mình vẫn thăm khám theo dõi “bệnh” cho họ bình thường. Đến khi biết chuyện, nhiều phạm nhân với vẻ mặt ngượng nghịu đã tìm gặp các y, bác sỹ nhận lỗi và mong anh tha thứ.

 

Hàng ngày, ngoài việc tiếp nhận can phạm mới, thăm, khám bệnh, cấp thuốc cho bệnh nhân..., các y, bác sỹ Công an tỉnh còn theo dõi, kiểm tra, phòng ngừa dịch bệnh lây lan, trò chuyện thân mật với bệnh nhân, động viên họ yên tâm điều trị và tập trung cải tạo tốt để sớm được về đoàn tụ với gia đình.

 

 

                                                    Thùy Hương (T.T.V)

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục