Ù tai là âm thanh người bệnh cảm nhận được trong đầu hay trong tai như tiếng vo ve, tiếng chuông reo, tiếng lách cách… mà không có nguồn kích thích âm thanh từ bên ngoài. Người bị ù tai chiếm khoảng 10 - 15% dân số. Nhiều người bị ù tai sau khi nghe tiếng súng hoặc tiếng nổ lớn. Tuy nhiên, ù tai không phải là một bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh.

 

Vì sao bị ù tai?

 Bình thường, tín hiệu âm thanh dẫn truyền từ ống tai ngoài đến hệ thống màng nhĩ, xương con rung động, đến ốc tai và chuyển tín hiệu âm thanh đến vỏ não. Khi một vùng của ốc tai bị tổn thương (ví dụ tổn thương một vùng lông chuyển ốc tai), vùng vỏ não và dưới vỏ não sẽ điều chỉnh, hoạt động bù trừ, gây ra âm thanh ù tai.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Người ta phân chia thành nhiều nguyên nhân gây ù tai: ù tai dẫn truyền, ù tai do thần kinh, ù tai trung ương, ù tai ngoại biên, ù tai chủ quan, ù tai khách quan.

Ù tai chủ quan lại chia ra các nguyên nhân: do tai, do thần kinh, do nhiễm khuẩn như viêm tai giữa, di chứng của bệnh viêm màng não, do thuốc…

Ù tai khách quan là dạng bệnh tương đối hiếm. Ù tai thường xuất phát từ các nơi khác như  đầu, cổ và thường do nguyên nhân mạch máu hoặc cơ.

Biểu hiện ù tai

Tình trạng ù tai làm cho bệnh nhân rất khó chịu. Nhiều người mất ăn mất ngủ vì ù tai. Hầu hết các trường hợp ù tai đều liên quan đến nghe kém, vì vậy, cả bệnh nhân và thầy thuốc nên chú ý đến tình trạng nghe kém, sự tiến triển và mức độ nặng của nghe kém. Các dấu hiệu chóng mặt, đau tai, chảy mủ tai, bệnh khớp thái dương hàm… có thể liên quan đến ù tai. Một số người bị ù tai do trước đó bị chấn thương vùng đầu, mặt, cổ hay toàn thân, tiếp xúc tiếng ồn. Một số người do dùng thuốc có ảnh hưởng đến ù tai là các loại thuốc: aspirin, kháng viêm không steroid, lợi tiểu… Ở một số bệnh nhân khác, ù tai thường đi kèm với trạng thái trầm cảm. Các xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng tuyến giáp chụp cộng hưởng từ, đo thính lực đồ… để chẩn đoán nguyên nhân gây ù tai.

 Tổn thương lông chuyển ốc tai (dưới) gây ù tai.

Điều trị như thế nào?

 

Điều trị ù tai bằng các phương pháp nội khoa gồm: kích thích điện vào ốc tai, ù tai sẽ giảm đi. Đối với các bệnh nhân cấy điện ốc tai, người ta đã thấy rõ với sự kích thích xung điện vào tai trong có thể làm giảm ù tai. Phản hồi sinh học: trường hợp những bệnh nhân bị ù tai lo lắng về bệnh của mình thì triệu chứng ù tai sẽ tăng lên vì lúc này có sự co thắt của cơ trán. Do đó, mục đích của phương pháp phản hồi sinh học là làm cho bệnh nhân bớt lo lắng bằng cách thư giãn.

Việc điều trị bằng thuốc giúp khỏi 80% bệnh nhân ù tai có liên quan đến trầm cảm. Trong một vài trường hợp, người ta có thể dùng biện pháp thôi miên, châm cứu để giảm thiểu ù tai cho bệnh nhân.

Phẫu thuật cần để điều trị các chứng bệnh gây ù tai như: u cuộn cảnh, u thần kinh số VIII, xốp xơ tai…

Biện pháp sống chung với ù tai

Do có một số trường hợp ù tai không thể điều trị được nên bệnh nhân cần sử dụng các biện pháp sau đây để sống chung với căn bệnh này: Tránh lo âu hay căng thẳng. Nghỉ ngơi hợp lý và tránh tình trạng mệt mỏi. Không dùng các chất kích thích hệ thần kinh: cà phê, thuốc lá, rượu. Khi nằm ngủ, nên dùng gối kê đầu cao để giảm lượng máu lên đầu nhằm giảm ù tai. Sử dụng máy che lấp tiếng ù tai. Sử dụng máy trợ thính. Hạn chế tối đa tiếng ồn quá lớn bằng cách dùng nút bảo vệ tai. Dùng các thuốc làm giảm ù tai. Sử dụng tâm lý liệu pháp đối với những bệnh nhân lo lắng sợ hãi vì chứng ù tai.  

 

                                                              Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục